游客发表
Ông trưởng phòng của tôi ngày đó kể: “Báo T.H hồi đó có 5 ban. Ở tuổi 31,ớngườianhcảbdtl anh hắn là trưởng ban trẻ nhất nên lấc cấc lắm. Đi họp chẳng bao giờ mang sổ. Tổng biên tập không hỏi tới thì im như thóc, nhưng đã hỏi thì hắn phang trúng mạch nên kết luận của sếp Tổng thường thiên về ý kiến của hắn”. Mấy anh phóng viên cùng lứa với anh thì kể: Có lần đi công tác ở một huyện miền núi, đang nghỉ trưa ở phòng Phó chủ tịch UBND huyện, cũng là bạn của anh, một thương binh vác cái cùi tay đầy máu xông thẳng vào phòng ông Phó chủ tịch. Chẳng cần biết anh là ai, anh thương binh vừa thở hổn hển vừa tố mấy cán bộ xã đến thu sản lượng khoán, nhưng thóc không đủ nên tháo cả giường mang đi và còn đánh anh bị thương. Vừa lúc ông Phó chủ tịch huyện xách bình nước sôi đi vào, anh nói: Ông kêu lái xe rồi ta xuống thẳng đó xem sao! Thấy anh “lệnh” được cả Phó chủ tịch UBND huyện nên khi đã ngồi trên chiếc U-oát, anh thương binh giơ cái cùi tay đang nhiễu máu nói líu ríu: “Báo cáo bác, lúc nãy em đã thưa với “bác chủ tịch” rồi, nhà em không đủ thóc nộp sản nên bị tháo cả giường mang đi, em còn bị đánh thế này đây!”.
Nhà báo Hoàng Lâm (giữa) tại Hội báo Xuân Bình Phước năm 2012
Gia cảnh người thương binh khiến lòng anh chùng xuống. Một mái tranh xơ xác với tài sản là chiếc chum đựng nước, vài thứ dụng cụ lao động và chiếc giường đôi vừa bị tháo mang đi. Hai giờ sau khi ông Phó chủ tịch UBND huyện làm việc với lãnh đạo xã, tài sản của người thương binh đã được trả lại với một cái hẹn: Khi nào có thóc thì nộp. Khi anh và ông Phó chủ tịch UBND huyện đã ngồi trên xe về, người thương binh còn với qua cửa kính nắm lấy tay anh và một mực “cảm ơn bác chủ tịch”. Phóng sự “Hai giờ làm chủ tịch huyện” của anh ngay sau đó đã gây một sự chấn động, bởi đằng sau những tấm bằng khen, cờ thi đua về nghĩa vụ nộp lương thực của địa phương là những số phận đáng thương cùng cách hành xử thiếu tính nhân văn của một số cán bộ xã được phơi bày. Những chuyện anh đạp xe đến từng thôn, xã, quên mình là một nhà báo, “cãi tay đôi” với bí thư xã này, chủ tịch xã kia về việc họ xâm phạm quyền lợi của đảng viên, của người dân được nhiều cơ sở mến phục, đồng tình. Rồi những trò nghịch ngợm của anh với các đồng nghiệp cùng lứa ở tòa soạn lại càng đóng dấu tên anh ở cái nơi tôi vừa mới đến, khiến kẻ hậu sinh như tôi một lòng ngưỡng mộ.
Một ngày đầu năm 1997, thấy tòa soạn ồn ào tiếng nói cười rôm rả. Tôi dựng xe bước vào, thấy một người vừa đen vừa gầy, dáng vẻ nông dân, chỉ đôi mắt ánh lên sự thông minh, đang là tâm điểm chú ý. Và tôi hết sức ngạc nhiên khi biết đó chính là nhà báo Hoàng Lâm - người mà tôi hằng ngưỡng mộ. Xen giữa những câu chuyện phiếm khiến mọi người cười ứa nước mắt, anh rủ: Tớ được điều về làm “Tổng” ở tỉnh mới Bình Phước. Cán bộ thiếu lắm, báo chí lại càng thiếu. Đứa nào muốn thay đổi môi trường, đi với tớ. Và thế là tôi có mặt ở Bình Phước.
Thoáng chốc 12 năm làm việc dưới quyền anh qua đi thật nhanh. Quãng thời gian ấy đã cho tôi bao bài học về đời, về nghề và còn cho tôi thấy cả những nét tính cách khá đặc biệt trong con người anh. Những bạn học thời sinh viên Báo chí khóa I hầu hết làm báo Trung ương hoặc ở bộ này, bộ khác. Còn anh vẫn cứ ngất ngưởng, cứ nguyên sơ như thế. Vẻ mặt tưng tửng và những câu chuyện phiếm rất “đời” của anh vào lúc có chút hơi men khiến người ta cười nôn ruột. Còn khi đề cập đến những chuyện hệ trọng, anh vẫn không làm người nghe căng thẳng bằng lối dẫn dắt và thể hiện rất riêng. Và tôi biết đó không phải là kỹ năng của anh, giống như kỹ năng truyền đạt của báo cáo viên trước công chúng mà bởi anh đã hòa mình một cách tự nhiên vào mỗi người và mọi người. Anh chẳng quan trọng hóa chuyện gì, cả ở gia đình, ở cơ quan và với chính bản thân mình. Có lần uống vài ly rồi chạy xe honda, mà đã chút chút hơi men là chạy mát xế, bị té xe gãy ba cái xương sườn. Vào thăm anh trong bệnh viện, hỏi có đau không? Anh cười méo mó rồi pha trò: Ôi dào, xương sườn nhiều như nan rổ, gãy có ba cái nhằm nhò gì!
Có một chuyện khiến tôi nhớ mãi. Đó là những ngày Bình Phước mới tái lập tỉnh, phóng viên chỉ được vài người và cộng tác viên chưa xây dựng được ai. Anh đành viết truyện dài kỳ để “lấp” đầy trang văn hóa - nghệ thuật, là trang luôn “đói” bài. Câu chuyện anh viết ngày ấy là “Chuyện tình ma lai”. Tôi không biết đó là chuyện của anh vì đề bút danh khác. Tôi cũng đọc vài kỳ và thấy chuyện có đôi chút dễ dãi. Một chiều ngồi uống nước trà ở sân cơ quan, anh vui miệng hỏi mấy chị em có đọc “Ma lai” không? Tôi vuột miệng: Thời gian đâu đọc mấy truyện “lá cải” đó anh! Cô thủ quỹ bấu vào hông tôi đau điếng. Biết đã lỡ lời vô duyên, tôi đành ngượng nghịu chữa cháy: Sếp phải cảm ơn em, vì như thế mới nghe được lời nói thật! Mấy ngày sau gặp anh, tôi hơi ngài ngại. Sau mới thấy cái sự ngài ngại của mình là thừa. Có người làm đơn nặc danh “tố” anh tới mười mấy việc. Kiểm tra cả tháng cũng ra vài việc, như thức khuya chờ duyệt bài thì uống rượu, rồi quản lý cơ quan có phần lỏng lẻo, chưa hoàn thành chỉ tiêu phát triển đảng viên. Sau này biết người tố mình là ai, anh cũng chả để tâm để bụng làm gì, vẫn “trăm phần trăm” với nhau như tết.
Như một số người, anh cũng mua vài héc-ta rẫy, nhưng cái cách làm rẫy của anh thật là kinh khủng. Bươi một cái ao thả cá, dựng một nhà chòi hóng gió và nuôi mấy con bò ốm trơ xương. Chẳng mang lại lợi ích kinh tế gì, rẫy thành nơi anh tiếp các bạn nhà báo, văn nghệ sĩ từ thành phố lên câu cá, uống rượu và hò hát thâu đêm. Mấy bận vợ mè nheo đòi bán, anh dỗ ngọt: Khổ mãi, sắp đến lúc “ăn” rồi, mình phải kiên trì chứ!
Đã gần mười năm anh về với thế giới người hiền bởi căn bệnh ung thư quái ác, nhưng hình ảnh anh vẫn lưu giữ trong trái tim nhiều người làm báo ở Bình Phước. Và cứ mỗi độ tháng sáu, vào dịp kỷ niệm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, không chỉ những người làm báo mà cả những người từng làm việc hay quen biết đều nhắc tên anh. Với tôi, nhà báo Hoàng Lâm không chỉ là thủ trưởng giỏi nghề, đầy cá tính mà còn là người anh cả của làng báo Bình Phước cả về nghĩa thực và nghĩa bóng.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接