发布时间:2025-01-11 14:01:23 来源:Empire777 作者:Nhà cái uy tín
Chính sách phải minh bạch,ảnlývốnnhànướcđầutưvàodoanhnghiệpsẽchặtchẽhơthứ hạng của câu lạc bộ stade brestois 29 ổn định mới thu hút nhà đầu tư bỏ vốn vào điện | |
Đã phân bổ được hơn 94% vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2021 | |
TPHCM hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp | |
Tiếp tục thực hiện thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo yêu cầu của Chính phủ | |
Giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2021 |
Bộ Tài chính sẽ giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước tại Ngân hàng Agribank trong năm 2020. Ảnh: ST |
Tiếp tục hoàn thiện chính sách
Theo đánh giá, cơ chế chính sách và hệ thống pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại DN và cổ phần hóa DNNN đã và đang được ban hành, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện, đảm bảo chặt chẽ, công khai, minh bạch, tối đa hóa lợi ích của Nhà nước, tháo gỡ khó khăn vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn và hạn chế thất thoát vốn, tài sản nhà nước trong quá trình cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN và DN có vốn nhà nước.
Liên quan đến vấn đề quản lý vốn nhà nước đầu tư vào DN, tại buổi Tổng kết công tác năm 2020 của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN, ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhấn mạnh, các tập đoàn, tổng công ty cần thực hiện nghiêm túc các quy định về giám sát tài chính, đầu tư vốn nhà nước vào DN, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai tài chính, công bố thông tin DNNN cũng như các DN có vốn nhà nước theo quy định. Các đơn vị trực thuộc Ủy ban, kiểm soát viên nhà nước tăng cường tham mưu cho Ủy ban trong thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các cơ quan đại diện chủ sở hữu theo quy định, đặc biệt là công tác giám sát tài chính và đầu tư. |
Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại DN vẫn còn những tồn tại về cơ chế chính sách, về việc tổ chức thực hiện công tác cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, vướng mắc liên quan đến đất đai của các DNNN...
Do đó, theo định hướng của Chính phủ, cơ chế chính sách về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại DN sẽ được hoàn thiện theo hướng đổi mới phương thức quản lý DNNN theo nguyên tắc thị trường, đảm bảo nguyên tắc ở đâu có vốn nhà nước ở đó có sự quản lý, giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước thông qua người đại diện vốn nhà nước tại DN gắn với việc bổ sung quy định cụ thể quyền, trách nhiệm của đại diện vốn Nhà nước, áp dụng cơ chế ký hợp đồng với người đại diện vốn nhà nước. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về chấp hành pháp luật của DN và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, cảnh báo của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về chấp hành các chỉ đạo, quyết định của chủ sở hữu nhà nước tại các DNNN và DN có vốn nhà nước...
Cùng với đó, bổ sung quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của chủ sở hữu vốn nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước và của DN trong việc quyết định đầu tư dự án, mua sắm tài sản; đầu tư tài chính phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp sửa đổi, Luật Đầu tư sửa đổi, tuân thủ quy định về đấu thầu, quy định về đầu tư xây dựng tại Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng. Thẩm quyền, quy trình đầu tư bổ sung vốn cho DNNN từ nguồn ngân sách nhà nước sẽ được bổ sung, quy định cụ thể, phù hợp với quy định tại Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công. Quy định rõ nội dung chuyển nhượng vốn nhà nước tại DN theo nguyên tắc hạn chế sự can thiệp của Nhà nước trong xác định giá trị vốn nhà nước tại DN khi thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn. Phân định rõ quyền lợi của nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu, DN trong phân phối lợi nhuận, cổ tức, phân phối các quỹ của DN.
Bảo toàn vốn nhà nước đầu tư tại DN
Liên quan đến vấn đề này, hiện Thông tư hướng dẫn một số nội dung về đầu tư vốn nhà nước (NN) vào doanh nghiệp (DN) và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại DN quy định tại Nghị định số 91/2015/NĐ-CP; Nghị định số 32/2018/NĐ-CP; Nghị định số 121/2020/NĐ-CP và Nghị định số 140/2020/NĐ-CP của Chính phủ đang được Bộ Tài chính xây dựng.
Một số nội dung quan trọng như điều chỉnh vốn, chuyển nhượng vốn, quyền mua cổ phần, quyền góp vốn đầu tư, kiểm kê và xử lý kết quả kiểm kê tài sản, phân phối lợi nhuận, xây dựng kế hoạch tài chính... đã được quy định.
Đơn cử, đối với điều chỉnh vốn nhà nước đầu tư tại Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành lập mới, căn cứ số vốn nhà nước thực cấp (đối với DN không có dự án đầu tư xây dựng), vốn nhà nước đã cấp theo quyết toán công trình hoàn thành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với DN trên cơ sở bàn giao dự án đầu tư xây dựng) để ghi tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu trong sổ sách kế toán của DN, trường hợp vốn đầu tư thực tế của Nhà nước thấp hơn mức vốn điều lệ đã đăng ký khi thành lập DN thì DN phải thực hiện đăng ký điều chỉnh lại mức vốn điều lệ trong giấy chứng nhận đăng ký DN khi thành lập bằng mức vốn thực tế đã đầu tư của nhà nước tại DN theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Về quản lý vốn, tài sản tại công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, dự thảo thông tư quy định, việc quản lý vốn và tài sản tại công ty thực hiện theo quy định tại Nghị định số 91/2015/NĐ-CP; Nghị định số 32/2018/NĐ-CP; Nghị định số 140/2020/NĐ-CP. Đồng thời, DN phải xây dựng và ban hành quy chế nội bộ để quản lý, sử dụng các loại tài sản của DN. Trong đó, quy chế phải xác định rõ việc phối hợp của từng bộ phận quản lý trong DN, quy định rõ trách nhiệm bồi thường của từng bộ phận, cá nhân đối với các trường hợp làm hư hỏng, mất mát, gây tổn thất tài sản, thiệt hại cho DN. Bên cạnh đó, DN phải áp dụng các biện pháp để bảo toàn vốn nhà nước đầu tư tại DN bằng việc trích lập các khoản dự phòng rủi ro thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
Bên cạnh đó, thực hiện công tác giám sát đầu tư vốn nhà nước vào DN, mới đây, Bộ Tài chính đã ban hành kế hoạch giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào DN trong năm 2020 (thực hiện năm 2021) tại hai bộ, ngành là Bộ Quốc phòng và Ngân hàng Nhà nước. Cụ thể, đối với Bộ Quốc phòng sẽ giám sát trực tiếp đối với 2 doanh nghiệp là Tổng công ty 15 và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 16 có nguồn bổ sung vốn điều lệ từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp. Đối với Ngân hàng Nhà nước sẽ giám sát gián tiếp trong việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam từ thanh toán trái phiếu đặc biệt.
相关文章
随便看看