【tỷ số cadiz】Điện về, thắp sáng ước mơ Xuân

 人参与 | 时间:2025-01-10 11:22:50
Điện về,ĐiệnvềthắpsángướcmơXuâ<strong>tỷ số cadiz</strong> thắp sáng ước mơ Xuân
Lễ đóng điện ở bản núi Hồng (Phù Yên - Sơn La)

Những ngày giáp Tết, chúng tôi có dịp về mảnh đất Phù Yên (Sơn La) – nơi được mệnh danh là vựa lúa lớn thứ 4 của vùng Tây Bắc – để tham gia lễ đóng điện cho bản núi Hồng xã Huy Thượng do Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), Công ty Điện lực Sơn La tổ chức.

Con đường từ thị trấn tới bản không xa chưa đầy 15km nhưng chúng tôi phải mất hơn nửa tiếng đồng hồ ngồi xe "gầm cao" mới đến nơi. Dù đã đi nhiều nơi, qua nhiều con đường đến những bản xa xôi của vùng Tây Bắc nhưng đây là lần đầu tiên tôi được trải nghiệm sự nguy hiểm và không ít lần thót tim với hàng chục khúc cua tay áo, dốc ngược, lắc lư vì đất đá lởm chởm, trơn trượt.

Ông Cầm Văn Tân – Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Yên cho biết, mấy hôm nay không mưa mới đi được, còn nếu mưa thì chỉ có nước "cuốc bộ". Điều kiện đi lại khó khăn, chúng tôi cũng nhiều lần vận động bà con xuống núi nhưng vì phong tục, tập quán họ không xuống.

Có lẽ đây cũng là tình trạng chung của nhiều địa phương nơi có người H'mong sinh sống. Đặc điểm chung là họ thường sống ở trên cao, ven theo những đỉnh núi cao nhất, xen lẫn những rừng cây, nương ngô và ruộng bậc thang.

Cũng theo ông Tân, bản núi Hồng có vẻn vẹn 81 hộ dân H'mong sinh sống nhưng có tới gần 500 người. Đặc biệt cả bản 100% là hộ nghèo. Không những thế, họ còn theo hai tín ngưỡng khác nhau. Số đông là đạo Thiên chúa, còn lại là đạo Tin lành. Cuộc sống kinh tế của cả bản hoàn toàn phụ thuộc vào những nương ngô, một ít ruộng bậc thang và chăn nuôi nhỏ lẻ.

Điện về, thắp sáng ước mơ Xuân
Niềm vui của đồng bào khi có điện

Với nhận định của riêng tôi, có lẽ bản núi Hồng cũng là nơi có tỷ lệ tảo hôn và tỷ lệ sinh vào loại cao nhất của huyện. Mỗi gia đình có tới 7-8 người. Đơn cử như gia đình anh Thào A Dếnh (sinh năm 1986) nhưng có tới 6 người con. Những đứa con đầu của anh đã dựng vợ, gả chồng nên vợ chồng anh sắp lên chức ông bà nội, ngoại. Trong bản còn có nhiều hộ như thế.

Nhà Dếnh có 5 ha đất đồi để canh tác lúa, ngô nhưng địa hình dốc, nước tưới phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên nên chăm chỉ lắm cũng chỉ đủ nuôi ngần ấy miệng ăn. Cuộc sống rất bấp bênh và nghèo khó.

"Trước ngày có điện, dân trong bản chỉ dùng đèn dầu. Nhưng nếu chủ quan không dự trữ, trời mưa dài, đi không được phải ở tối. Nhà nào kha khá một chút thì mua tuabin đặt dưới khe nước cách nhà chừng 1 cây số để phát điện nhưng cũng chỉ đủ thắp một bóng đèn sinh hoạt. Tuy nhiên máy móc, dây dẫn không đồng bộ nên một năm cũng tốn kém nhiều chi phí để sửa chữa. Đó là chưa kể đến điện yếu, bóng đèn cũng hay bị cháy, hỏng" – Dếnh nói và cho biết, khi thấy ngành điện thi công kéo điện cho bản, người dân mừng lắm. Hy vọng cuộc sống sẽ đổi thay.

Theo lời Dếnh, có điện rồi, gia đình sẽ được xem tivi, biết được nhiều thông tin hơn. Qua đó sẽ học hỏi thêm được nhiều điều, giúp mở mang đầu óc... góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần. Dếnh cũng dự định sẽ tìm cách đầu tư mở hàng tạp hóa để kinh doanh, hoặc mua máy say sát làm dịch vụ cho dân bản.

Điện về, thắp sáng ước mơ Xuân
EVNNPC tặng quà cho các hộ nghèo

Ông Lê Quang Thái – Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Bắc cho biết, Sơn La là một trong những tỉnh miền núi với số hộ dân chưa được sử dụng điện lưới còn lớn với khoảng 25 nghìn hộ. Trong những năm qua, chúng tôi cố gắng đưa điện với bà con, góp phần thực hiện chủ trương an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước. Với sự hỗ trợ của Nhà nước và nguồn lực của mình, từ năm 2016 đến nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã triển khai 3 dự án đưa điện về vùng sâu, vùng xa của Sơn La, với tổng mức đầu tư trên 600 tỷ đồng, gần 13 nghìn hộ dân nông thôn được cấp điện, góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho các hộ dân, đặc biệt là bà con đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Công trình cấp điện cho bản núi Hồng nằm trong Dự án cấp điện cho các hộ dân chưa có điện trên địa bàn 4 huyện của tỉnh Sơn La gồm: Thuận Châu, Mường La, Bắc Yên và Phù Yên. Dự án có mức đầu tư trên 378 tỷ đồng, cấp điện cho 6.158 hộ dân. Năm 2017, Công ty Điện lực Sơn La đã triển khai 2 gói thầu thuộc Dự án cấp điện cho 2.550/6.158 hộ dân chưa có điện trên địa bàn 4 huyện Thuận Châu, Mường La, Bắc Yên và Phù Yên.

Riêng ở bản Núi Hồng, được đầu tư xây dựng 1 Trạm biến áp 3 pha công suất thiết kế 35/0,4kV-50kvA, hơn 100 cột điện trung hạ thế các loại với tổng chiều dài đường dây trên 6km. Mỗi hộ gia đình được lắp công tơ, kéo điện tận nhà, kèm một bảng điện và bóng đèn tiết kiệm điện.

Quả thật có đến đây, chúng tôi mới hiểu công sức của những người ngành điện to lớn đến nhường nào. Họ đã cần mẫn "cõng" từng cây cột điện, vận chuyển từng mét dây, xi măng, đá, cát... vượt dốc, qua đèo, xuyên rừng; không nề hà đường xá khó khăn, mưa phùn, gió bấc và cả những cách biệt trong văn hóa giao tiếp để hoàn thành công trình và để đưa vào sử dụng trước dịp Tết Nguyên đán, góp phần mang ánh sáng và "niềm tin" cho đông bào. Và công việc này vẫn đang được EVNNPC tiếp tục từ nay cho đến năm 2020.

Điện về, thắp sáng ước mơ Xuân
Múa khèn mừng bản có điện

Hơn 40 năm có lẻ, có thể còn nhiều hơn thế, bởi màu thời gian đã hiện hữu trên những mái đầu của người già trong bản, đã đứng trên đỉnh núi Hồng nhìn xuống thị trấn Phù Yên lung linh trong ánh điện ngập tràn khi mà đêm xuống mà mơ ước đến một ngày bản mình cũng được như thế. Tôi bất chợt nhớ về câu chuyện của "Hai đứa trẻ" – một tác phẩm của Thạch Lam cũng đã từng mơ ước khi nhìn thấy ánh sáng lung linh trên những toa tàu sang trọng lướt qua phố thị nghèo.

Và giờ đây ước mơ của dân bản núi Hồng đã trở thành hiện thực. Niềm vui ấy được chuyển hóa thành những nụ cười rạng ngời với tràng pháo tay dòn dã; qua âm hưởng du dương lúc trầm lúc bổng của tiếng khèn hòa cùng điệu múa truyền thống của dân tộc H'mong.

Rời núi Hồng về xuôi, con đường trước mặt còn dài nhưng trong lòng ai cũng mang theo mình hy vọng rằng cuộc sống ở đây sẽ thay da đổi thịt, ít nhất là tư tưởng của những thế hệ trẻ H'mong dù họ có theo tín ngưỡng nào đi chăng nữa.

Và đâu đó, lời bài hát người Mèo ơn Đảng vẫn văng vẳng như gọi mời chúng tôi trở lại: "Đây rừng núi lưng đèo người Mèo ca hát. Sao còn sáng trên trời người Mèo ơn Đảng bao đời nay sống nghèo lam lũ. Nay cuộc sống dân Mèo từ đây sáng rồi. Nhớ ơn Đảng đưa tới, ta từ nay ấm no, không bỏ giấy đốt nhà, mà lang thang nghèo suốt đời. Từ nay dân Mèo sống chung, bản Mèo vui trong tiếng khèn, người Mèo ơn Đảng suốt đời".

顶: 8183踩: 855