【al tai vs】Gọi “bổi” và thú chơi cu gáy

作者:La liga 来源:World Cup 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 22:43:30 评论数:

Chúng tôi đến nhà anh Phạm Văn Điều (1984) ở ấp 3,bổial tai vs xã Tân Lập (Đồng Phú) một buổi trưa oi ả. Không gian như dịu hẳn khi những chú chim cu cất tiếng gáy. Không hiểu tiếng “gù gù” ấy, nhưng khi nó cất lên, tôi cảm giác nhẹ nhõm, thư thái trong người. Anh Điều quê Thái Bình dáng vẻ hiền lành, chất phác và hơi nhút nhát. Thế nhưng, anh lại vui vẻ, sôi nổi hẳn lên khi kể về loài cu gáy. “Nuôi cu gáy ít tốn kém và không mất nhiều công sức. Sau mỗi ngày dài lao động, được nghe tiếng chim “gù”, người chơi thấy thư thả trong lòng” - anh Điều chia sẻ.

Anh Lê Văn Bé Bảy thả chim cu mồi với hy vọng có thể bẫy được bổi ở một khu vườn tại xã Tân Phước (Đồng Phú)

Theo anh Điều, chơi cu gáy phải biết phân biệt giọng gáy của loài chim này. Giọng gáy của chim cu gồm giọng chuông, giọng son, giọng sấm, giọng thổ. Riêng giọng thổ chia làm nhiều loại thổ đồng, thổ dền, thổ rặc, thổ pha chuông... Giọng thổ đồng được người chơi ưa thích vì tiếng trầm và vang xa. Giá trị của chim cu gáy phụ thuộc vào giọng gáy của nó. Chơi chim cu gáy cũng như sưu tầm đồ gỗ mỹ nghệ, một khi đã thích thì người chơi nhất định sẽ mua. Giá một con cu gáy hay có thể từ vài triệu đến vài chục triệu đồng. Hiện anh Điều có vài chục chú cu gáy. Anh chăm sóc chúng như chăm con nhỏ. Với chim non, anh dành nhiều thời gian huấn luyện chúng tập hót.

Chim cu gáy dễ nuôi, dễ huấn luyện. Cứ sau 3 ngày, anh Điều đưa bầy cu gáy “hạ thổ” để lấy hơi đất và đón nắng mặt trời. Anh cho biết, khoảng thời gian đón nắng trời đẹp nhất là từ 8 đến 9 giờ 30 phút. Đây là thời gian để cu gáy hấp thu tinh chất đất trời giúp “chân cánh cứng cáp”, giọng hót được trong trẻo, âm vang. Đây cũng là cách để chim tự kháng một số bệnh như tiêu chảy, đau mắt, sổ mũi.

Chơi chim cu gáy đòi hỏi người chơi phải kiên nhẫn. “Nhiều khi đi bẫy cả tháng không được con nào. Nhưng lúc rảnh tôi vẫn vào rừng kiếm bổi. Được thì vui, không được cũng vẫn vui” - anh Lê Văn Bé Bảy (1977) ở ấp Minh Tân, xã Tân Tiến, huyện Đồng Phú chia sẻ.

Dụ bổi phải không mang tính tận diệt. Khi đi dụ bổi, người chơi thường tâm trạng vui vẻ. Họ quan sát địa điểm, đặt chim mồi vào vị trí rồi chờ đợi. Sự chờ đợi có khi kéo dài vài giờ, thế nên những người dụ bổi thường kiên nhẫn. “Quan trọng hãy xem việc đi gọi bổi là thú vui, không nhất thiết phải có kết quả. Thế mới bền và vui vẻ được” - anh Lê Văn Bé Bảy chia sẻ.

Anh Bảy là người Bến Tre lên Bình Phước lập nghiệp. Ở ấp Minh Tân có ông Bảy Mẫn là tay chơi cu gáy nổi tiếng. Thú vui của ông Bảy Mẫn lan nhanh sang lớp trẻ, rồi thấm vào anh Bảy. Thế là anh Bảy tập tành chơi, bẫy cu gáy và hiện là thợ dụ bổi duy nhất ở ấp Minh Tân. Những ngày rảnh, anh Bảy vào các xã Tân Phước, Tân Hòa, Tân Lợi (Đồng Phú) để dụ bổi. Dụ bổi cần phải có cu mồi gáy hay. Từ đó bổi mới về kết đôi xây tổ. Anh Bảy mới huấn luyện được một chim mồi, tiếng gáy khá “êm”. Mới đây có khách trả 7,5 triệu đồng con chim mồi nhưng anh Bảy không bán vì rất thích tiếng gáy của nó.

Mùa dụ bổi tốt nhất từ khoảng tháng 10 đến giáp tết Nguyên đán. Đây là mùa cu gáy sinh sản. Chim trống gọi chim mái về sẽ dễ hơn. Ngoài thời gian đó, người dụ bổi chỉ đi cho vui, thỏa đam mê. Theo anh Bảy, trước đây rừng còn nhiều nên cu gáy cũng nhiều, giờ rất ít. Đôi khi chim mồi gáy cả ngày mà bổi cũng không lên tiếng.

Ngoài chim cu mồi lanh lẹ, âm thanh hấp dẫn, những tay dụ bổi cần phải có duyên. Duyên ở đây là sự cảm nhận, phán đoán về khả năng chim bổi có thể bay ngang, đậu lại hoặc ăn mồi. Nếu không chọn được địa điểm thích hợp, bẫy đặt sai cách cũng rất khó dụ bổi. Một thợ dụ bổi có ít nhất hai con chim mồi. Một con mồi gáy trên cây, một con mồi dưới đất. Bẫy bổi cũng có hai loại là bẫy dò và bẫy sập. Khi bổi đến hòa âm cùng chim mồi, dù ở trên cành hay dưới đất đều dễ dính bẫy.

Thanh Nga

最近更新