【leeds vs leicester】Bộ trưởng Bộ Tài chính: Đã tập trung nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập
Bộ Tài chính sẽ siết chặt quản lý các công ty kiểm toán,ộtrưởngBộTàichínhĐãtậptrungnângcaochấtlượngkiểmtoánđộclậleeds vs leicester xử lý nghiêm sai phạm Phát triển nghề nghiệp kế toán - kiểm toán vì hệ thống thông tin tài chính minh bạch Phát triển kinh tế bền vững từ hợp tác quốc tế về tài chính, kế toán, kiểm toán |
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc tham gia trả lời chất vấn. Ảnh: Quochoi.vn |
Sẽ kiểm tra 20-24 doanh nghiệp kiểm toán trong năm 2024
Tại phiên chất vấn lĩnh vực kiểm toán theo chương trình chất vấn và trả lời chất vấn lĩnh vực kiểm toán vào sáng 5/6, đại biểu Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị) cho biết, có ý kiến cho rằng mặc dù có nhiều cố gắng nhưng đâu đó vẫn có hành vi tiêu cực của một số kiểm toán viên nhà nước trong hoạt động kiểm toán. Vì thế, đại biểu đề nghị xây dựng một cơ chế thanh tra độc lập, thường xuyên trong hoạt động kiểm toán để bảo đảm kiểm soát chặt chẽ.
Tham gia trả lời chất vấn liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, hiện có 2 hệ thống kiểm toán.
Hệ thống thứ nhất là Kiểm toán Nhà nước (KTNN) - cơ quan do Quốc hội thành lập và thực hiện theo pháp luật với nguyên tắc và phạm vi thực hiện là nơi nào có tài sản, tiền của Nhà nước thì ở đó có hoạt động kiểm toán. KTNN sẽ thực hiện đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị những vấn đề được kiểm toán.
Với kinh nghiệm từng công tác tại KTNN, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đánh giá, KTNN có quy trình chặt chẽ, chất lượng tốt, áp dụng công nghệ thông tin trong nhiều hoạt động, đồng thời là một trong những cơ quan hàng đầu kiểm toán về đầu tư xây dựng cơ bản.
Hệ thống thứ hai là kiểm toán độc lập. Hệ thống này bao gồm những người hành nghề kiểm toán độc lập, các doanh nghiệp kiểm toán độc lập... thực hiện theo Luật Kiểm toán độc lập, cung cấp các dịch vụ kiểm toán độc lập cho các doanh nghiệp.
Hơn nữa, theo Bộ trưởng, kiểm toán độc lập cũng sẽ phối hợp với KTNN thông qua hợp đồng và trưng dụng để thực hiện kiểm toán theo yêu cầu của KTNN.
Với 2 hệ thống như trên, Bộ trưởng cho hay, Bộ Tài chính không trực tiếp thực hiện kiểm toán mà quản lý chất lượng kiểm toán theo đúng quy định thông qua việc ban hành các cơ chế chính sách, chiến lược, thanh tra, kiểm tra, giám sát với các tổ chức kiểm toán.
Theo đó, trong năm 2023, Bộ Tài chính đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 21 doanh nghiệp kiểm toán và 3 kiểm toán viên hành nghề. Bộ Tài chính cũng đã tiến hành kiểm tra 62 hồ sơ kiểm toán, trong đó đánh giá 16 hồ sơ đạt yêu cầu, 26 hồ sơ không đạt, 20 hồ sơ yếu kém. Từ đó, đình chỉ 17 kiểm toán viên, nhắc nhở 21 kiểm toán viên và phê bình các công ty kiểm toán.
Năm 2024, Bộ Tài chính sẽ thực hiện kiểm tra 20 đến 24 doanh nghiệp, trong đó có 8 doanh nghiệp có kiểm toán các công ty có lợi ích công chúng trong lĩnh vực chứng khoán.
Với những kết quả này, Bộ trưởng khẳng định, Bộ Tài chính đã tập trung nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập thông qua bồi dưỡng, tập huấn, cấp phép, thanh tra, kiểm tra theo đúng quy định pháp luật. Cùng với đó, Bộ Tài chính đã chỉ đạo nâng cao phẩm chất, năng lực của kiểm toán viên cũng như thái độ hoài nghi nghề nghiệp, kiểm toán dựa trên trọng yếu rủi ro, đặc biệt là hệ thống kiểm soát nội bộ để ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn.
Trong thời gian tới, theo Bộ trưởng, với vai trò, chức năng, phạm vi công tác được giao cũng như theo quy định của pháp luật, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập để phục vụ dịch vụ kiểm toán của các cơ quan, đơn vị cũng như các doanh nghiệp.
Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên chất vấn và trả lời chất vấn ngày 5/6. Ảnh: Quochoi.vn |
Nâng chất lượng báo cáo quyết toán NSNN
Cũng tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, đại biểu Nguyễn Đại Thắng (đoàn Hưng Yên) đã nêu câu hỏi về giải pháp để tiếp tục nâng cao chất lượng kiểm toán, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) trong thời gian tới.
Liên quan đến ý kiến này, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, quyết toán NSNN gồm cấp ngân sách địa phương và ngân sách trung ương. Đối với ngân sách trung ương, Bộ Tài chính sẽ tập hợp báo cáo quyết toán của các bộ, ngành. Vụ Hành chính sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính sẽ thẩm tra báo cáo quyết toán các bộ, ngành gửi đến.
Đối với các địa phương, việc quyết toán ngân sách thuộc thẩm quyền Hội đồng nhân dân. Ban Kinh tế - Ngân sách của Hội đồng nhân dân các địa phương thẩm tra các báo cáo quyết toán ngân sách của Uỷ ban nhân dân tỉnh, sau đó, Hội đồng nhân dân biểu quyết thông qua. Bộ Tài chính sẽ tổng hợp lại các báo cáo này.
"Trong quá trình thực hiện quản lý ngân sách, Bộ Tài chính vừa giám sát, vừa thanh tra một số tổ chức, đơn vị để cảnh báo nhằm giúp các đơn vị quản lý ngân sách hiệu quả hơn", Bộ trưởng nêu rõ.