Dữ liệu thống kê từ nền tảng mua bán,ệpbấtđộngsảnkêukhónhưngvẫnmuốnbánnhàgiákết quả giải bóng đá vô địch quốc gia đức cho thuê bất động sản Nhà Tốt cho thấy, thời điểm đầu năm 2023, các dự án bất động sản tại TP.HCM vẫn được chào bán với mức giá cao.
Cụ thể, 4 dự án nằm trong top đầu có mức giá hơn 100 triệu đồng/m2 gồm: The Classia (TP.Thủ Đức-chủ đầu tư Khang Điền). Dự án nhà phố này có giá bán trung bình thấp nhất là 195 triệu đồng/m2, bàn giao tháng 12/2024.
Dự án Lancaster Legacy (Quận 1-chủ đầu tư Trung Thủy Group), giá bán trung bình thấp nhất 180 triệu đồng/m2, giá bán trung bình cao nhất 200 triệu đồng/m2, bàn giao tháng 10/2024.
Dự án Thu Thiem Zeit River (TP.Thủ Đức–chủ đầu tư Tập đoàn GS E&C Hàn Quốc), giá chào bán 139-177 triệu đồng/m2.
Dự án Soho Residence (Quận 1–chủ đầu tư Tập đoàn Novaland), có giá bán 111-150 triệu đồng/m2.
Ở mức giá dưới 100 triệu đồng/m2 có dự án King Crown Infinity (TP.Thủ Đức-chủ đầu tư Cty TNHH Đầu tư-Thương mại-Dịch vụ Gia Khang), giá bán từ 83,3-95,4 triệu đồng/m2; Dự án D-Homme (Quận 6–chủ đầu tư Tập đoàn DHA), giá bán từ 64-72,5 triệu đồng/m2; Dự án The 9 Stellars (TP.Thủ Đức–chủ đầu tư Sơn Kim Land) đang có mức giá chào bán căn hộ, nhà phố dao động từ 60-213 triệu đồng/m2.
Theo dữ liệu từ Nhà Tốt, hơn 50% các dự án trong danh sách thống kê có mức chào bán thấp nhất trên 50 triệu đồng/m2. Có thể thấy, giới doanh nghiệp bất động sản TP.HCM vẫn đang muốn người dân “xuống tiền” mua nhà ở mức giá cao.
Trong khi đó, cách đây 1 tuần, trong văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), nêu hàng loạt khó khăn và cho biết, nhiều doanh nghiệp đã giảm sâu giá bán, tăng chiết khấu đến 45-50% nhưng vẫn rất khó bán được hàng vì hầu như không có người mua. Doanh nghiệp thiếu tiền mặt, âm dòng tiền, bị thiếu thanh khoản nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng “chết trên đống tài sản”.
Thực tế, trong báo cáo của UBND TP.HCM gửi Bộ Xây dựng mới đây, số dự án nhà ở thương mại đang triển khai trên địa bàn Thành phố là 124 dự án với quy mô 58.141 căn; số dự án hình thành trong tương lai, đã đủ điều kiện bán trong năm qua là 21 dự án với 10.780 căn. Nghịch lý, số dự án nhà ở xã hội đang triển khai chỉ có 5 dự án với 3.367 căn; không có dự án nhà ở xã hội nào hình thành trong tương lai, đủ điều kiện bán trong năm 2022, số căn nhà ở xã hội bằng 0, dự án nhà ở công nhân cũng không có. Khi tỷ lệ căn hộ bình dân chiếm 0% trên thị trường, đây là dấu hiệu lệch pha cung cầu, chỉ dấu của sự phát triển thị trường bất động sản thiếu bền vững.
Báo cáo chiến lược 2023 của FIDT nhận định, các nhà phát triển bất động sản gặp khó trong huy động vốn và tái cơ cấu các khoản nợ, người mua cũng gặp vấn đề trong việc tiếp cận vốn với lãi suất cao. Hoạt động môi giới phụ thuộc vào sự sôi động của thị trường bất động sản.
Vì vậy, năm 2023 được dự báo sẽ là năm khó khăn đối với hoạt động môi giới và dịch vụ bất động sản. Tương tự, lĩnh vực xây dựng dân dụng cũng gặp khó, sự sụt giảm về nhu cầu xây dựng do tác động từ lĩnh vực nhà đất. Doanh nghiệp xây dựng thường sử dụng đòn bẩy tài chính cao sẽ gặp nhiều khó khăn khi lãi suất được dự báo sẽ vẫn duy trì ở mức cao.
'Rã đông' bất động sản: Chủ đầu tư hạ giá nhà hợp lý, dân sẽ bỏ tiền muaSau 5 năm giá nhà tăng liên tục, thị trường bất động sản hiện nay rơi vào cảnh trầm lắng, doanh nghiệp có dấu hiệu hụt hơi…