Trụ sở Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tại Bắc Kinh. Ảnh minh họa |
PBoC đã cắt giảm 10 điểm cơ bản đối với lãi suất repo ngược kỳ hạn 7 ngày vào ngày 22/07. Sau động thái này,ầnđầutiêntrongnămngânhàngtrungươngTrungQuốchạlãisuấlịch sử đối đầu giữa lãi suất repo ngược kỳ hạn 7 ngày giảm xuống 1,7%. Chỉ một giờ sau, các ngân hàng thương mại Trung Quốc đã nhanh chóng phản ứng bằng cách giảm tương ứng lãi suất cho vay cơ bản (LPR) của họ. Động thái này nhằm tối ưu hóa cơ chế hoạt động thị trường mở và tăng cường hỗ trợ tài chính cho nền kinh tế, theo tuyên bố chính thức của PBoC.
Quyết định này được đưa ra sau khi dữ liệu cho thấy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại trong quý II/2024 và chi tiêu tiêu dùng hạ nhiệt. Trong những tuần gần đây, ngân hàng trung ương đã gửi tín hiệu về việc chuyển hướng sang sử dụng lãi suất ngắn hạn làm chuẩn chính sách, tương tự như cách thức hoạt động của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương lớn khác trên thế giới.
Tuy nhiên, tác động của đợt cắt giảm lãi suất này có thể bị giới hạn. Vey-Sern Ling, giám đốc điều hành tại Union Bancaire Privee, nhận định: "Đó là một dấu hiệu tốt cho thấy Chính phủ đang cố gắng hỗ trợ kinh tế, mặc dù tác động cơ bản có thể bị giới hạn. Việc cắt giảm 10 điểm cơ bản là quá nhỏ để thúc đẩy nhu cầu đi vay".
Thực tế, Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều thách thức kinh tế nghiêm trọng. Dữ liệu gần đây cho thấy tăng trưởng GDP quý 2 ở mức tệ nhất trong hơn một năm, trong khi chuỗi giảm phát kéo dài nhất kể từ năm 1999 vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. Điều này khiến lãi suất thực - sau khi điều chỉnh theo lạm phát - vẫn ở mức cao, làm suy yếu hiệu quả của các biện pháp nới lỏng tiền tệ.
Giới phân tích kỳ vọng PBoC sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách trong những tháng tới, bao gồm cả việc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR). Tuy nhiên, những động thái này cũng có thể gây áp lực lên tỷ giá hối đoái của đồng Nhân dân tệ, đặc biệt khi Fed vẫn chưa bắt đầu chu kỳ cắt giảm lãi suất của mình.