【soi kèo man city vs tottenham】Việt Nam vẫn là điểm nóng về buôn bán động vật hoang dã

作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 18:03:37 评论数:

viet nam van la diem nong ve buon ban dong vat hoang da

Cơ quan chức năng đang kiểm đếm động vật hoang dã bị thu giữ. Ảnh: Q.H.

Diễn biến phức tạp

TheệtNamvẫnlàđiểmnóngvềbuônbánđộngvậthoangdãsoi kèo man city vs tottenhamo Interpol Việt Nam, Bộ Công an: Hàng năm, Việt Nam phải xử lý từ 50 đến 70 vụ án liên quan đến tệ nạn buôn bán trái phép động vật hoang dã và phát hiện từ 4.000 đến 4.500 tấn động vật hoang dã bị mua bán. Vấn đề buôn bán động vật hoang dã, quý hiếm đã mang tính quốc tế khi lực lượng Công an Việt Nam phát hiện được nhiều loại động vật hoang dã bị buôn bán, trung chuyển và nhập về Việt Nam với số lượng ngày càng gia tăng. Phần lớn các động vật hoang dã này có nguồn gốc từ các nước trong khu vực ASEAN…

Hiện nay, Việt Nam đang bị đánh giá là nơi có các hoạt động săn bắt, vận chuyển, buôn bán động vật hoang dã diễn ra phức tạp, không chỉ nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn là “trạm trung chuyển” cho các đường dây buôn bán động vật hoang dã xuyên quốc gia và châu lục... Mặt hàng chủ yếu là các loại động vật, thực vật rừng quý hiếm như tê tê, các loại rùa, rắn, kỳ đà; các loại sản phẩm từ động vật rừng như ngà voi, sừng tê giác, da hổ, chi gấu; các loại gỗ quý hiếm như sưa, gỗ trắc, gỗ nghiến, gỗ mun…

Phát biểu tại buổi Đối thoại đa phương về hợp tác phòng chống tội phạm động vật hoang dã do Cơ quan quản lý Cites Việt Nam (Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT) tổ chức mới đây, ông Nguyễn Hùng Anh, Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan cho biết: Tính từ năm 2014 đến nay, ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp phát hiện và bắt giữ 53 vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật hoang dã qua biên giới. Trong đó, bắt giữ 36 vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép ngà voi và sừng tê giác, thu giữ 8.976,2 kg, 117 vòng mỹ nghệ làm từ ngà voi và178,155 kg sừng tê giác; bắt giữ 5 vụ vận chuyển trái phép tê tê, thu giữ hơn 1.579 kg vảy tê tê và 158 cá thể tê tê sống,...

Xung quanh vấn đề này, ông Nguyễn Duy Giảng, Vụ trưởng Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế (Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao) thông tin thêm: Theo số liệu cập nhật của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, từ năm 2010 đến đầu năm 2015, đã phát hiện, khởi tố điều tra 36 vụ án hình sự/26 bị can.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, đại diện Interpol Việt Nam, Bộ Công an phân tích: Phương thức, thủ đoạn của các đối tượng phạm tội rất tinh vi. Các đối tượng thường xuyên vận chuyển lâm sản bằng các xe ô tô mang biển số giả và thay đổi khi qua từng địa bàn; cất giấu lâm sản trong các ngăn, hầm, cốp phụ được ngụy trang, phân công người trông coi trên các tuyến đường; sử dụng giấy phép nuôi nhốt, gây nuôi sinh trưởng động vật rừng của các tổ chức, cá nhân để hợp thức hóa việc vận chuyển lâm sản; núp dưới vỏ bọc “tạm nhập tái xuất” để cất giấu lâm sản trong các container chở hàng đã được niêm phong, kẹp chì và lợi dụng chính sách “luồng Xanh” của lực lượng Hải quan để che giấu hành vi phạm tội. “Các đối tượng cũng thường xuyên thay đổi các điểm tập kết, kho, bãi chứa hàng; hoạt động không theo quy luật và không cố định, sử dụng xe máy để vận chuyển hàng qua các khu vực thưa thớt dân cư, địa hình đồi núi hiểm trở để đem đi tiêu thụ”, ông Anh Tuấn nói.

Gian nan đủ đường

Theo ông Nguyễn Hùng Anh, hiện nay ngành Hải quan đang phải đối mặt với khá nhiều khó khăn, thách thức trong đấu tranh với công tác chống buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật hoang dã. Tại một số địa bàn, vẫn còn một số trang thiết bị, phương tiện chống buôn lậu được trang bị đã lâu, đã xuống cấp, hạn chế tính năng sử dụng, chưa tương xứng với yêu cầu kiểm soát thực tế nhất là trong điều kiện đối tượng buôn lậu có phương tiện, trang bị ngày càng hiện đại hơn.

“Đặc biệt, quy trình xử lý tang vật vi phạm và hành vi vi phạm của đối tượng vận chuyển hàng lậu đang gặp trở ngại lớn do những bất cập trong các quy định hiện hành. Hiện nay, ngà voi, sừng tê giác là mặt hàng nghiêm cấm lưu thông trên thị trường vì mục đích thương mại nên trên thực tế không thể xác định được giá và hiện cũng chưa có văn bản nào hướng dẫn việc định giá tang vật vi phạm là hàng cấm. Do đó, cơ quan Hải quan không có đủ căn cứ để khởi tố hình sự đối với hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép sừng tê giác. Ngoài ra, việc bảo quản tang vật gặp nhiều khó khăn, dễ bị mốc, hỏng nếu không được xử lý kịp thời. Cụ thể các sừng tươi vừa mới cắt rất dễ bị hỏng do không có kho chuyên dụng bảo quản và nguồn kinh phí để đảm bảo”, ông Hùng Anh nhấn mạnh.

Về vấn đề xử lý tang vật, ông Hùng Anh cho biết đang gặp nhiều khó khăn do hàng hóa không khai báo, che đậy tinh vi trốn tránh sự kiểm soát, theo dõi của cơ quan chức năng nước XK và NK nên không có căn cứ đảm bảo tin cậy để trả lại tang vật cho nước XK theo quy định tại Điều VIII của Công ước CITES; phải xử lý tiêu hủy thì kinh phí tiêu hủy lớn, quy trình xử lý chưa đầy đủ, xử lý cần nhiều thời gian, quá trình xử lý luôn được nhiều tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ quan tâm theo dõi…

Ông Hùng Anh phân tích, theo Công ước CITES và Thông tư số 90/2008/TT-BNN ngày 28-8-2008 của Bộ NN&PTNT hướng dẫn xử lý tang vật là động vật rừng sau tịch thu thông qua 1 trong 3 biện pháp: Trả lại nước XK hoặc nước tái XK; chuyển giao cho cơ quan khoa học, cơ sở đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành, trung tâm cứu hộ loài đó để làm tiêu bản; tiêu hủy trong trường hợp mang bệnh hoặc không xử lý được bằng các biện pháp trên. Tuy nhiên, do chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể nên khó khăn trong việc xử lý loại tang vật này sau khi có quyết định tịch thu.

Cũng theo ông Hùng Anh, hiện nay Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản có quy định về thẩm quyền xử phạt của các lực lượng Công an, Biên phòng, chưa quy định thẩm quyền xử phạt của lực lượng Hải quan. Thực tế, trong những năm qua, lực lượng Hải quan với nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới đã bắt giữ nhiều vụ vận chuyển trái phép động, thực vật hoang dã trên địa bàn hoạt động Hải quan. Do đó, đề nghị Chính phủ xem xét bổ sung thẩm quyền xử phạt của lực lượng Hải quan.

Tại Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định thời hạn tạm giữ để xác định trị giá tang vật quá ngắn (Luật quy định không quá 24 giờ), khiến các cơ quan Hải quan phát hiện, bắt giữ gặp khó khăn khi tiến hành xác định trị giá đối với những vụ việc cần có sự phối hợp của các cơ quan có liên quan. Về vấn đề này, đề nghị Chính phủ xem xét, kiến nghị Quốc hội sửa đổi cho phù hợp với thực tế.

Ông Nguyễn Duy Giảng, Vụ trưởng Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế (Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao):

Việt Nam và một số nước châu Phi cần sớm ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp

Hiện nay, quy trình xử lý các vụ vận chuyển ngà voi, sừng tê giác từ châu Phi về Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, các vụ buôn bán, vận chuyển ngà voi, sừng tê giác từ châu Phi về Việt Nam thường được phát hiện bởi sự phối hợp giữa Hải quan và Công an cửa khẩu (sân bay, bến cảng) hoặc các chuyên án được theo dõi từ trước do Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan hoặc lực lượng chống buôn lậu của Bộ Công an và Công an các địa phương.

Sau khi phát hiện, nếu xác định đủ căn cứ để khởi tố hình sự thì các cơ quan này sẽ khởi tố vụ án hình sự và chuyển hồ sơ cho cơ quan chuyên trách điều tra làm rõ, Viện Kiểm sát các cấp có trách nhiệm thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra. Khi kết thúc điều tra, nếu đủ căn cứ buộc tội bị can thì Cơ quan điều tra chuyển hồ sơ cho Viện Kiểm sát đề nghị truy tố và chuyển hồ sơ cho Tòa án có thẩm quyền để xét xử. Nếu hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được người thực hiện hành vi phạm tội (bị can) thì phải tạm đình chỉ điều tra.

Khó khăn, vướng mắc trong quá trình điều tra là thủ đoạn phạm tội trong các vụ án loại này thường rất tinh vi nên khó phát hiện, chủ hàng thật sự thường là ở nước ngoài (nước gửi hàng hoặc nước thứ ba); việc yêu cầu tương trợ tư pháp gặp nhiều khó khăn do giữa Việt Nam và các nước châu Phi chưa có hiệp định tương trợ tư pháp; chưa có cơ chế trao đổi thông tin phục vụ cho công tác điều tra, phát hiện xử lý tội phạm. Do đó, Việt Nam và một số nước châu Phi cần sớm ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp; tăng cường các cơ chế hợp tác, trao đổi thông tin.