您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【kết quả dữ liệu bongdaso】Tín dụng xanh cho doanh nghiệp phát triển bền vững 正文

【kết quả dữ liệu bongdaso】Tín dụng xanh cho doanh nghiệp phát triển bền vững

时间:2025-01-09 23:37:25 来源:网络整理 编辑:Cúp C1

核心提示

Cơ hội mở ra rất lớn cho doanh nghiệp thực hiện phát triển bền vữngXuất khẩu xanh - Hướng đi bền vữn kết quả dữ liệu bongdaso

Cơ hội mở ra rất lớn cho doanh nghiệp thực hiện phát triển bền vững
Xuất khẩu xanh - Hướng đi bền vững của các doanh nghiệp
Tín dụng xanh cho doanh nghiệp phát triển bền vững
Dòng tài chính xanh đã được cơ cấu để ưu tiên cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc các lĩnh vực xanh. Ảnh: ST

Dòng vốn "may đo" cho phát triển xanh

Vào tháng 10/2021, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 được ban hành, với mục tiêu chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và năng lượng dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số…

Theo Ngân hàng Nhà nước, trong giai đoạn 2017-2021, dư nợ cấp tín dụng xanh có tăng trưởng bình quân hơn 25%/năm. Đến cuối năm 2022, dư nợ cấp tín dụng đối với các dự án xanh đạt gần 500.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 4,2% tổng dư nợ nền kinh tế, tập trung vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch (chiếm tỷ trọng cao nhất 47%), nông nghiệp xanh (chiếm trên 30%).

Các tổ chức tín dụng đã tích cực thực hiện đánh giá rủi ro về môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng với dư nợ đạt hơn 2,2 triệu tỷ đồng (của hơn 1,1 triệu món vay). Việt Nam được xếp vào nhóm thứ 2 các quốc gia có sự tiến bộ đáng kể trong tiến trình phát triển bền vững tại Báo cáo Đánh giá tiến bộ quốc gia giai đoạn 2020-2021 của Mạng lưới tài chính và ngân hàng bền vững (SBFN).

Theo các chuyên gia, phát triển xanh, phát triển bền vững là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển lâu dài của mọi quốc gia. Vì vậy, trong tiến trình này, các định chế tài chính đóng vai trò thiết yếu trong việc cung cấp nguồn lực tài chính xanh và bền vững, tiếp sức để các doanh nghiệp theo đuổi con đường phát triển bền vững. Đồng thời, các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) cũng đang dần trở thành tiêu chí quan trọng trong quyết định cho vay, đầu tư của các tổ chức tài chính quốc tế.

Nhận thức được vấn đề này, mới đây, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã ban hành “Khung Khoản vay bền vững” được xây dựng với sự tư vấn của tổ chức Carbon Trust (Anh quốc - Tổ chức Tư vấn khí hậu toàn cầu với sứ mệnh thúc đẩy quá trình tiến tới một tương lai phi carbon hóa - PV). Ông Lê Ngọc Lâm, Tổng giám đốc BIDV cho biết, việc xây dựng và ban hành Khung khoản vay bền vững sẽ giúp BIDV cung cấp các sản phẩm tài chính bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế cho các doanh nghiệp trong nước, đồng thời là cơ sở để BIDV tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực phát triển bền vững tại Việt Nam.

Trước đó, vào tháng 5/2022, BIDV đã ký bản ghi nhớ hợp tác về thúc đẩy phát triển tài chính xanh bền vững, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu với Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tương tự, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) cũng có nhiều nỗ lực trong việc “xanh hóa” dòng vốn, hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách cải cách các quy định, quy trình, cơ chế cho đến “may đo” các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng cho các lĩnh vực xanh. Đồng thời, SHB từng bước chuyển đổi cơ cấu tín dụng theo hướng ưu tiên cho những khách hàng hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc các lĩnh vực xanh. Nhờ vậy, SHB cho biết, tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh tại SHB chiếm gần 10% trên tổng dư nợ và có xu hướng tăng trưởng ngày càng nhanh và phát huy hiệu quả rõ rệt, góp phần tăng trưởng bền vững và bảo vệ môi trường. Từ năm 2018 đến nay, số dư tài trợ của SHB cho các dự án xanh tăng trưởng gần 150%, cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ tín dụng là 70%.

Ông Tomaso Andreatta, Chủ tịch Tiểu ban Phát triển xanh thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham): Hướng hới nền kinh tế tuần hoàn

Chúng tôi hoan nghênh và đánh giá cao những nỗ lực mà Chính phủ Việt Nam đã thực hiện đối với quá trình chuyển đổi năng lượng nói riêng và chống biến đổi khí hậu nói chung. Nền kinh tế tuần hoàn phải là mô hình bền vững mà các doanh nghiệp cần hướng tới. Công nghiệp hóa nhanh chóng đi kèm với một cái giá phải trả, đó là chất thải, nhựa và khan hiếm nước trên con đường phát triển. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam đang chịu áp lực rất lớn, dẫn đến căng thẳng về nước và các mối đe dọa tiếp theo đối với sức khỏe con người và đa dạng sinh học.

Chúng tôi đặc biệt khuyến nghị Chính phủ Việt Nam tiếp tục thực thi nghiêm ngặt các quy định về quản lý chất thải cũng như hoàn thiện các chính sách và cơ chế để hạn chế sử dụng các chất phụ gia phân hủy đang làm suy yếu hệ thống thu gom chất thải và sản xuất nhựa phân hủy hoàn toàn có thể được chứng nhận theo tiêu chuẩn của EU và Hoa Kỳ.

Trong giai đoạn chuyển đổi sang một tương lai xanh và bền vững, tôi rất kỳ vọng vào sự hợp tác giữa khu vực công và khu vực tư nhân. EuroCham và Tiểu ban Phát trưởng xanh sẽ tiếp tục là những người hỗ trợ mạnh mẽ nhất để giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu trong quá trình chuyển đổi năng lượng và tạo ra môi trường sống xanh hơn.

Bà Hà Thị Thu Thanh, Phó Chủ tịch VBCSD, Chủ tịch HĐTV Công ty Deloitte Việt Nam: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Xu hướng thực hành phát triển bền vững dựa trên khung ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị doanh nghiệp) đang ngày càng nhận được sự quan tâm nhiều hơn của cộng đồng doanh nghiệp bởi ESG giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp từ việc nắm bắt các cơ hội “đại dương xanh”, giảm thiểu chi phí và rủi ro, cũng như nâng cao hình ảnh doanh nghiệp.

Minh Chi(ghi)

Bà Ngô Thu Hà, Tổng giám đốc SHB chia sẻ, SHB luôn "may đo" các sản phẩm phù hợp với từng đối tác, bên cạnh đó chia sẻ kiến thức để các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất theo hướng sạch, bền vững hơn. Điều này không chỉ nâng cao nhận thức của doanh nghiệp mà còn đảm bảo công tác tuần hoàn nền kinh tế, duy trì ổn định chuỗi cung ứng, tạo dựng công ăn việc làm cho người dân.

Hồi cuối năm 2022, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) và Proparco - tổ chức tài chính phát triển của Pháp đã ký kết thỏa thuận hợp tác tài trợ tín dụng trị giá 30 triệu USD với thời hạn 5 năm nhằm tạo nguồn lực phát triển cho những dự án xanh tại Việt Nam.

Cần khuôn khổ pháp lý cho doanh nghiệp tận dụng

Mặc dù dòng vốn đã được chú trọng hơn, nhưng theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, cơ sở pháp lý phục vụ cho hoạt động tín dụng xanh còn thiếu, đồng thời thiếu hướng dẫn chuyên ngành của các cơ quan chuyên môn về danh mục các ngành, lĩnh vực xanh với tiêu chí cụ thể làm cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng các cơ chế ưu đãi, khuyến khích hoạt động xanh và cấp tín dụng xanh. Thêm nữa là thiếu cơ chế hợp tác liên ngành khuyến khích doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực xanh và khuyến khích tạo động lực cho các ngân hàng phát triển tín dụng xanh.

Bên cạnh đó, các dự án đầu tư xanh cần thời gian hoàn vốn dài, chi phí đầu tư lớn, rủi ro thị trường cao, do vậy các tổ chức tín dụng khó khăn trong việc cân đối nguồn vốn để cho vay do nguồn vốn huy động chủ yếu là vốn ngắn hạn, huy động theo cơ chế thương mại có chi phí cao...

Ông Olivier Rousselet, Giám đốc Quốc gia của BNP Paribas Việt Nam chia sẻ, để tận dụng các cơ chế tài chính xanh một cách hiệu quả, điều cần thiết là phải có một khuôn khổ pháp lý để xác định những gì có thể được coi là xanh và loại tài trợ nào có thể được sử dụng để hỗ trợ cơ chế đó. Đại diện của FiinGroup nhấn mạnh, nguồn vốn xanh từ trái phiếu xanh và tín dụng xanh sẽ trở thành nguồn vốn quan trọng cho tăng trưởng doanh nghiệp. Các tập đoàn và tổ chức tài chính sẽ có thể tham gia tích cực vào quá trình chuyển đổi và phân bổ nguồn tài chính cho các dự án xanh.

Do đó, các chuyên gia cho rằng phải xây dựng lộ trình thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ từng ngành, lĩnh vực một cách đồng bộ nhằm thu hút và phát huy hiệu quả của nguồn vốn tín dụng xanh. Đồng thời, cần nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển thị trường vốn, thị trường trái phiếu xanh, tạo thêm kênh huy động vốn để các chủ đầu tư có thêm nguồn lực triển khai các dự án xanh.