【bóng đá trưc tiếp hôm nay】Đại biểu chất vấn Phó Thủ tướng về chuyện tăng lương
3 lần lỡ hẹn
Chất vấn Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chiều 6/6,ĐạibiểuchấtvấnPhóThủtướngvềchuyệntănglươbóng đá trưc tiếp hôm nay đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa) đề cập: Đến nay, Chính phủ đã ba lần lỡ hẹn cải cách tiền lương đối với CBCC, lực lượng vũ trang và người lao động.
“Hiện nay, Trung ương đã có Nghị quyết 27 về cải cách tiền lương. Dư luận xã hội, CBCC, lực lượng vũ trang, người lao động rất phấn khởi. Tuy nhiên, tôi rất băn khoăn, vì ba lần lỡ hẹn đều vì không có nguồn lực. Với tư cách là Phó Thủ tướng, Trưởng Ban chỉ đạo nhà nước về cải cách chính sách tiền lương, đề nghị Phó Thủ tướng làm rõ 3 vấn đề. Một là khả năng NSNN cân đối để cải cách chính sách tiền lương. Thứ hai, tăng lương có làm tăng thêm trần nợ công. Thứ ba, giải pháp để kìm chế chỉ số giá sinh hoạt khi tăng lương”- đại biểu đặt câu hỏi chất vấn.
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, đây là vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Mặc dù rất phấn khởi khi Trung ương ban hành Nghị quyết về cải cách tiền lương tại Hội nghị Trung ương 7, nhưng cũng cần phải đặt vấn đề tăng thế nào, lấy đâu ra nguồn tăng lương. Việc tăng lương như vậy có ảnh hưởng gì đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô không?
“Ban chỉ đạo đề án cũng như Chính phủ đã tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng để trình Bộ Chính trị và Trung ương thảo luận quyết định. Để thực hiện cải cách tiền lương và nhất là việc tăng lương (dù tăng lương không phải toàn bộ nội dung cải cách tiền lương) chúng ta phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp”- Phó Thủ tướng báo cáo trước Quốc hội.
Tăng thu, tinh giản bộ máy
Phó Thủ tướng đề cập 3 giải pháp để tăng lương và chính sách cải cách tiền lương, trong đó có 1 giải pháp mang tính tiền đề; 2 giải pháp mang tính đột phá.
Giải pháp tiền đề là xác định được vị trí việc làm để thiết kế hệ thống chính sách tiền lương trên cơ sở vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo.
Với biện pháp có tính chất đột phá, thứ nhất phải quyết liệt tinh giản biên chế, tinh giản bộ máy theo Nghị quyết 18 và 19 của Chính phủ, để giảm số lượng người hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Giải pháp đột phá thứ hai là về tài chính. “Để cải cách về tiền lương, trong đó căn cơ nhất vẫn là phát triển sản xuất để tăng thu, thứ hai là quyết liệt triệt để chống thất thu ngân sách và thứ ba là triệt để tiết kiệm chi tiêu. Trong phương án vẫn phải tiết kiệm 10% các kinh phí chi thường xuyên cho đến khi ổn định bộ máy tổ chức, dùng nguồn này để làm cải cách tiền lương”- Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói.
Ngoài ra, theo Phó Thủ tướng, một nguồn nữa để góp phần cho việc tăng lương là tăng thu của ngân sách địa phương. Trước đây 50% (thu ngân sách địa phương) được để lại đầu tư, 50% dùng cải cách tiền lương.
Bây giờ với quan điểm đầu tư cho con người là đầu tư phát triển, Trung ương quyết định dành 70% tăng thu của ngân sách địa phương làm cải cách tiền lương lần này.
“Trước đây không có chuyện dành vượt thu của ngân sách Trung ương để cải cách tiền lương. Nhưng Nghị quyết lần này đã quyết định vượt thu của ngân sách Trung ương dành tối thiếu 40% để cải cách tiền lương này. Do đó, các nguồn có thể tính toán cụ thể được. Nhưng cụ thể thế nào, Chính phủ và Thường vụ Quốc hội cùng các cơ quan liên quan sẽ có tính toán cụ thể”- Phó Thủ tướng báo cáo thêm.
Liên quan đến lo ngại về tăng lương làm tăng trần nợ công, Phó Thủ tướng phân tích: Quá trình cân đối, Chính phủ đã dựa vào Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị để tính toán các phương án trả lương nhưng vẫn đảm bảo trần nợ công là 65%.
“Nếu tăng lương nhưng gắn với tăng năng suất lao động và hiệu suất của bộ máy nhà nước thì tác động đến CPI là không lớn. Chúng ta thực hiện các biện pháp đồng bộ như vậy, vừa đáp ứng yêu cầu về cải cách tiền lương, vừa đáp ứng yêu cầu đảm bảo ổn định về kinh tế vĩ mô”- Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định.
下一篇:Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025?
相关文章:
- Cả nước mới đưa vào khai thác 13km đường sắt đô thị
- Luật Doanh nghiệp (sửa đổi): Đề xuất thay đổi khái niệm về doanh nghiệp nhà nước
- Cần cấp thiết giải quyết tác động của sự bùng nổ trong sản xuất pin xe điện
- Giá vàng sáng 29/11 đi ngang
- Xác minh thông tin bé gái 14 tuổi mang thai 8 tháng cần giúp đỡ
- Điểm chuẩn Trường Đại học Y Hà Nội năm 2021
- 65 năm Đại học Bách khoa Hà Nội: Thành lập 3 trường trực thuộc
- Danh sách các tỉnh, thành miễn học phí năm học 2021
- Trèo lên mái tôn nhặt bóng, một học sinh bị điện giật tử vong
- Giải đáp vướng mắc trong kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu
相关推荐:
- Cộng đồng quốc tế cần chung tay chống nạn buôn người
- Cocobay ‘vỡ trận’: Nhà đầu tư có thể khởi kiện ra tòa án
- Australia tăng chi tiêu để đảm bảo an ninh mạng sau các vụ tấn công
- Câu chuyện thiếu điện: Cần nhìn nhận kỹ
- NA Standing Committee discusses preparations for legislature's extraordinary session
- Chính phủ ban hành danh mục các thiết bị năng lượng hiệu suất thấp phải loại bỏ
- Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh KCN Xuân Quế
- Nam sinh trường Y kể chuyện hỗ trợ F0 điều trị Covid
- Phần mềm độc hại mới nhắm vào webcam và camera giám sát
- ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM xin lỗi vụ giảng viên đuổi sinh viên khỏi lớp online
- Top legislator presents Tet gifts to disadvantaged people, armed forces in Yên Bái
- Quy hoạch tuyến đường sắt mới Lào Cai
- Truy bắt nhóm đối tượng nổ súng khiến 1 người bị bắn gục tại chỗ
- Thị trường thiết bị đeo thông minh đang tăng trưởng mạnh mẽ
- Cơ quan hải quan nỗ lực giúp doanh nghiệp nâng mức độ tuân thủ
- Agribank và 10 thành tựu nổi bật năm 2024
- Tạm giữ thanh niên ở Quảng Trị lái xe tông vào cảnh sát giao thông
- Ấn Độ điều tra chống trợ cấp mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch từ Việt Nam
- Sở KH&CN TP.HCM: Đề xuất lương 120 triệu đồng/tháng chưa phải là cao
- Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên cuối tuần tăng điểm mạnh