【kqbd u20 brazil】Thủ tướng: Chống Dịch tả lợn châu Phi như chống giặc

  发布时间:2025-01-13 15:40:03   作者:玩站小弟   我要评论
Cập nhật mới nhất về dịch tả lợn châu PhiThêm Thanh Hóa xuất hiện bệnh Dịch tả lợn châu PhiDịch tả l kqbd u20 brazil。
thu tuong chong dich ta lon chau phi nhu chong giacCập nhật mới nhất về dịch tả lợn châu Phi
thu tuong chong dich ta lon chau phi nhu chong giacThêm Thanh Hóa xuất hiện bệnh Dịch tả lợn châu Phi
thu tuong chong dich ta lon chau phi nhu chong giacDịch tả lợn châu Phi: Nguy cơ lây lan ra diện rộng
thu tuong chong dich ta lon chau phi nhu chong giac
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Nguyễn Thanh

Các cấp,ủtướngChốngDịchtảlợnchâuPhinhưchốnggiặkqbd u20 brazil ngành phải “xắn tay” vào cuộc

Theo Bộ NN&PTNT: Từ ngày 1/2 – 3/3, bệnh DTLCP xảy ra tại 202 hộ, 64 thôn, 33 xã, 14 huyện của 7 tỉnh, thành phố (Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam và Hải Dương). Tổng số lợn bị mắc bệnh và tiêu hủy là 4.231 con với tổng trọng lượng tiêu hủy hơn 297 tấn.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: Đặc điểm nuôi lợn của Việt Nam rất khác các nước khi có đến 2,5 triệu hộ chăn nuôi, 10.000 trang trại. Đến nay, DTLCP đã lan ra đến 7 tỉnh, 14 huyện, 33 xã, 64 thôn. Tuy thời gian qua việc phòng chống DTLCP đã khá tích cực, song nguy cơ DTLCP lây lan nhanh, làm ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi, an sinh xã hội cũng như môi trường sống của nhân dân.

Đặc điểm nuôi lợn của Việt Nam khác các nước nên phải có biện pháp khác biệt. Thủ tướng đặt câu hỏi dành cho Bộ NN&PTNT cũng như các địa phương là có ngăn chặn được không?

“Tôi đã ban hành Chỉ thị số 04/CT-TTg về việc triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách khống chế bệnh DTLCP. Tôi yêu cầu hệ thống chính trị các cấp, ngành, doanh nghiệp và người chăn nuôi nghiêm túc thực hiện hiệu quả Chỉ thị 04, triển khai đồng bộ giải pháp cấp bách ngăn chặn DTLCP. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ tướng về kết quả phòng chống dịch tại địa phương”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng chỉ đạo, các cấp, ngành theo chức năng được phân công phải “xắn tay” vào cuộc, cử cán bộ, cung cấp phương tiện, có biện pháp hướng dẫn hành động kịp thời. “Tôi nói ví dụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thanh toán kịp thời cho các địa phương; Bộ Thông tin và Truyền thông phải có tuyên truyền mạnh mẽ về vấn đề này. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo hạn chế vận chuyển lợn đường dài, nhất là khu vực có dịch bệnh. Từ Chỉ thị 04, các đồng chí cụ thể hoá”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Nêu cao tính công khai, minh bạch

Trên cơ sở tình hình dịch bệnh thực tế, Thủ tướng đặt ra nhiều câu hỏi lớn để Bộ NN&PTNT cũng như các địa phương bàn thảo, tìm ra câu trả lời. Đó là, tại sao dịch lại bùng phát chỉ từ 1-2 tỉnh, đến nay đã có 7 tỉnh và có nguy cơ lan rộng dù đã có công tác chủ động phòng chống dịch? Nguyên nhân thực tế là thế nào, do vận chuyển tiêu thụ… hay do khâu nào khác? Bên cạnh đó, có hiện tượng người chăn nuôi che giấu dịch bệnh không, giải pháp là gì…?

Thủ tướng cũng đặt ra vấn đề, tại sao có hiện tượng thương lái gia tăng số lượng vận chuyển lợn từ bắc vào nam, liệu đây có phải nguyên nhân khiến dịch đi sâu từ Bắc vào Nam hay không?

Ngoài ra, Thủ tướng còn đề cập tới vấn đề: Việc quy định mức hỗ trợ và nguồn lực phòng chống dịch phù hợp chưa? Nếu chưa thì đề ra giải pháp thế nào?

Thời gian tới, về phương pháp thực hiện phòng chống DTLCP, Thủ tướng yêu cầu: Phải nêu cao tính công khai minh bạch, chống tiêu cực; giám sát thực hiện để đảm bảo chính xác đối tượng, không thất thoát.

“Tôi yêu cầu tuyên truyền không gây hoang mang, bán tháo lợn nhưng cũng yêu cầu người chăn nuôi cam kết thực hiện không giấu dịch; không mua bán vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ, tiêu thụ lợn bệnh, lợn chết; không vứt lợn chết ra môi trường…”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, các cấp chính quyền, cả hệ thống chính trị ra tay, quyết tâm ngăn chăn hiệu quả DTLCP. “Tôi tin tưởng rằng, DTLCP sẽ được ngăn chặn hiệu quả, đóng góp vào thành quả chung của ngành chăn nuôi”, Thủ tướng nói.

Bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút chỉ gây bệnh ở lợn nuôi và lợn rừng; không gây bệnh cho các loài động vật khác, lợn bệnh có khả năng chết lên đến 100%. Bệnh lây lan nhanh, gây thiệt hại lớn, không lây nhiễm và gây bệnh ở người. Vi rút có sức đề kháng cao, tồn tại lâu ở ngoài môi trường và trong các sản phẩm của lợn. Bệnh lây lan trực tiếp từ lợn bệnh sang lợn chưa mắc bệnh, sản phẩm lợn mang mầm bệnh, hoặc gián tiếp qua các loài vật chủ trung gian mang mầm bệnh (ve mòng, côn trùng, gặm nhấm, chim di cư,..), các phương tiện vận chuyển, thức ăn chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi và cả yếu tố con người.

Theo thông tin từ Tổ chức Thú y thế giới (OIE), tính từ năm 2017 đến ngày 3/3/2019, đã có hơn 20 quốc gia báo cáo có bệnh DTLCP. Hiện nay trên thế giới chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị bệnh.

相关文章

最新评论