您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【bảng xếp hạng bóng đá thụy sĩ】Nữ giảng viên ĐH Hà Nội khuyên học trò 'yêu thật nhiều và chọn thật kỹ'

Ngoại Hạng Anh629人已围观

简介Bằng tất cả kinh nghiệm và tình yêu thương với học trò, cô Nguyễn Thanh Thúy đã gửi gắm lời khuyên c ...

Bằng tất cả kinh nghiệm và tình yêu thương với học trò,ữgiảngviênĐHHàNộikhuyênhọctròyêuthậtnhiềuvàchọnthậtkỹbảng xếp hạng bóng đá thụy sĩ cô Nguyễn Thanh Thúy đã gửi gắm lời khuyên cho các em trước những lựa chọn quan trọng của cuộc đời.

Trên trang cá nhân của mình, cô giáo Nguyễn Thanh Thúy (Cô Pit Pat) – Giảng viên Lý thuyết tiếng, khoa tiếng Anh (Đại học Hà Nội) đã gửi những dòng chia sẻ đến các sinh viên mới tốt nghiệp. Bằng tất cả kinh nghiệm và tình yêu thương với học trò, cô Thúy đã gửi gắm lời khuyên cho các em trước những lựa chọn quan trọng của cuộc đời, thậm chí cả những tâm sự về tình yêu và hôn nhân chân thành, giản dị.

{ keywords}

Cô giáo Nguyễn Thanh Thúy (cô Pit Pat) - Giảng viên Lý thuyết tiếng, khoa tiếng Anh (Đại học Hà Nội). Ảnh: NVCC

VietNamNet xin dẫn lại bức thư của cô giáo Nguyễn Thanh Thúy gửi tới học trò:

Hôm nay là lễ tốt nghiệp của sinh viên trường Đại học Hà Nội. Cô muốn nhân cơ hội này chia sẻ một chút kinh nghiệm của cô và chúc các em một vài điều cô cho là quan trọng.

Năm cô 24 tuổi - tốt nghiệp Đại học với một chồng giấy khen, giấy chứng nhận trong tay, mấy tờ giấy giới thiệu chứng nhận thực tập ở Văn phòng chính phủ - Báo điện tử và một công ty phần mềm giáo dục, chưa kể kinh nghiệm dịch linh tinh (bao gồm một cuốn sách đã được xuất bản) và hỗ trợ bán hàng cho một đại lý phân phối nước hoa qua mạng.

Năm đó, cô cũng được đề nghị ở lại trường giảng dạy. Tại thời điểm đó, với hồ sơ và thành tích ấy, cô có rất nhiều lựa chọn. Nhiều trong số đó có thể mang lại một mức lương khá tốt trong mắt một sinh viên mới ra trường. Bố cô gọi cô lại và hỏi:

- Con quyết định sao?

- Con nghĩ con sẽ không đi dạy. Con không muốn làm một việc lặp đi lặp lại trong bao nhiêu năm, cùn mòn kỹ năng và trì trệ không phát triển!

- Bố thì nghĩ khác...

Sau đó, bố cô phân tích những đặc điểm của giảng dạy mà ông thấy phù hợp với con người cô. Và cô suy nghĩ trong nhiều ngày về những trải nghiệm mình đã có khi đi thực tập với bốn vai trò: tư vấn bán hàng (giáo dục), tổ chức sự kiện bán hàng (online), dịch thuật (cho báo) và làm gia sư (cho nhiều trường hợp). Cuối cùng, như các em đã thấy, cô đã chọn nghề kiếm được ít tiền nhất tại thời điểm đó, nhưng lại cũng chính là nghề mà hơn chục năm sau cô vẫn còn đắm đuối và tiếp tục xây dưng tương lai với nó.

Giờ thì, điều thú vị nữa là ngay cả mức thu nhập cô có được từ công việc này cũng đã vượt xa những mức cô có thể đạt được cho những công việc mình từng cân nhắc chọn cho cuộc đời mình khi mình 24 tuổi.

Giờ đây, khi nhìn lại, cô nhận ra những điều cơ bản sau:

Đầu tư cho mình: Khi chưa cần phải đưa ra lựa chọn, tốt nhất là đa dạng hoá các trải nghiệm thực để hiểu thật rõ con đường mà nó có thể dẫn tới. Đầu tư thời gian, công sức để biết được mình có thể cố được tới đâu, giới hạn của mình là gì, mức độ phù hợp của công việc này với tiềm năng của mình. Càng hiểu bản thân thì cơ hội lựa chọn đúng sẽ càng cao.

Chọn cái phù hợp với con người mình: Chọn cái phù hợp với con người mình chứ đừng lựa chọn những thứ chỉ mang lại lợi ích (kinh tế, cơ hội thăng tiến, cơ hội du học...). Tất cả những thứ lợi ích kia sẽ biến mất khi các em đạt được mục đích ban đầu. Lúc đó, các em sẽ chới với và đau buồn.

Ngược lại, nếu đầu tư vào thứ phù hợp với tính cách và đặc điểm cá nhân của mình nhất, các em sẽ không có cảm giác: Trời ơi mình đã thay đổi đến thế này rồi sao (vì chúng ta sẽ thay đổi dựa trên tương tác với môi trường), hoặc cảm thấy chẳng còn gì vui thú ngoài việc shopping...

Các em sẽ thấy càng làm, càng học càng hứng thú, càng nhận ra là chính công việc này đang mang lại ý nghĩa cho sự tồn tại của mình, rằng mình thông qua việc đó đang mang lại giá trị và ý nghĩa cho những người khác. Cái cảm giác mình sống có ích nó ý nghĩa lắm các em ạ!

Kiên trì theo đuổi: Không có gì trên đời này là đơn giản cả. Và để nâng bậc (level up) cho các trải nghiệm và kiến thức, luôn có những cột mốc mà người ta phải có cảm giác bế tắc hoặc đau đớn. Nhưng đừng quên, nếu đó là công việc các em đã chọn, thì nó đáng để nỗ lực thêm nữa, để đi thật sâu tiến thật xa vào những địa hạt còn vắng bóng người vì đa số đã quyết định xuống ngựa khi gặp trở ngại để giữ lại sự yên ổn, nhàn nhã cho bản thân họ. Các em đừng từ bỏ, vì những gì đạt được sau đó sẽ luôn xứng đáng với những nỗ lực của các em, kể cả về tiền bạc và địa vị xã hội.

Để giải quyết khó khăn, không gì tốt hơn là tự mình đặt ra thật nhiều câu hỏi. Những câu hỏi quan trọng nhất ban đầu sẽ là: Gốc của vấn đề là ở đâu? Đã có ai tìm cách giải quyết nó chưa - và họ làm như thế nào? Tại sao họ thành công/thất bại? Bối cảnh và điều kiện của họ có phù hợp với tình hình của mình hiện tại hay không? Mình cảm nhận riêng về vấn đề như thế nào - có giống họ không? Nếu không, mình có thể học gì từ kinh nghiệm của họ và đắp thêm cái gì từ bản thân mình?...

Những em tinh tế, hẳn đến đây sẽ bật cười. Chính đây là cách để làm nghiên cứu chứ đâu! Đúng vậy đấy, nghiên cứu không phải là thứ chỉ tồn tại trên giấy tờ và báo cáo, để mua danh cho một số cá nhân hòng đạt được địa vị khoa học hay danh tước xã hội. Nghiên cứu là thứ diễn ra hàng ngày của những người toàn tâm toàn ý phát triển sự nghiệp và cuộc sống của họ, chỉ là họ không viết báo cáo để đăng bài mà thôi!

Các em đồng thời sẽ nhận ra là việc suy nghĩ theo hướng logic thế này sẽ giúp em nhìn ra được rất nhiều vấn đề ngay cả ở các mối quan hệ xã hội mà em đang có. Nó sẽ giúp các em vượt qua được ngay cả những vướng mắc mà người ta coi là truyền đời, là không thể thay đổi trong xã hội một cách bớt đau đớn hơn người-ta-nói.

Cô cũng phải trả rất nhiều nước mắt chỉ để hiểu mỗi điều giản dị này!

Hãy yêu thật nhiều và chọn thật kỹ: Yêu nhiều có thể hiểu là yêu nhiều người (đa dạng trải nghiệm), mà cũng có thể là yêu với mức độ sâu sắc, không giữ lại điều gì. Cho phép mình bị tổn thương cũng chính là cách để bản thân trở nên mạnh mẽ. Chỉ là cho dù thế nào, cũng đừng quên rằng: Sau cơn mưa trời lại sáng, nỗi đau nào rồi cũng phải nguôi ngoai.

Đừng vội lấy một người chỉ vì đó là lựa chọn tốt (tương tự như với công việc), hoặc vì họ yêu mình nhất, hoặc vì mình đến tuổi rồi... Mọi lý do nằm ngoài cảm nhận của mình đều sẽ dẫn tới lựa chọn sai và sự nuối tiếc rất lớn cho cả cuộc đời này. Em hãy chọn một người em cảm thấy an ổn trong niềm vui, không cảm thấy bất cứ sức ép nào mà chỉ thấy phấn chấn muốn trở nên tốt hơn vì một tương lai của cả hai người.

Rồi em sẽ thấy, cuộc đời này mang tới rất nhiều mối quan hệ - và người ta luôn tìm cách tròng vào em mớ thòng lọng của ràng buộc và khéo léo điều khiển em khiến em bị ép buộc phải làm việc này hay việc khác. Nếu như người ở bên cạnh cũng làm như thế nữa thì cuộc sống này sẽ nặng nề lắm đấy!

Đồng thời, cũng đừng lo sợ sự thay đổi, dù đó thậm chí là thay đổi về mặt hôn nhân. Nếu mọi khả năng cứu vãn là không có, em hoàn toàn có quyền chọn lối thoát cho mình, vì xét cho cùng, chúng ta cũng chỉ có một cuộc đời. Bởi thế, hôn nhân phải là một lựa chọn kỹ lưỡng, nhưng đồng thời cũng không phải là chốt cuối của con đường tình cảm.

Mong rằng những điều trên sẽ có ích cho các em.

Tâm sự nhói lòng của nữ giảng viên đại học xinh đẹp mắc ung thư

Tâm sự nhói lòng của nữ giảng viên đại học xinh đẹp mắc ung thư

'Tôi từng nghĩ, nếu còn một ngày để sống, tôi sẽ vét hết số tiền trong nhà, đưa toàn thể gia đình đi Đà Lạt, sẽ ôm hôn con trai cả ngày! Tôi cũng sẽ ôm mẹ, ôm chồng'...

Tags:

相关文章