【nhận định arsenal vs southampton】Doanh nghiệp xã hội đăng ký hoạt động còn ít

 人参与 | 时间:2025-01-10 01:19:26

doanh nghiep xa hoi dang ky hoat dong con it

Doanh nghiệp xã hội thường sử dụng nhân lực là những người yếu thế trong xã hội,ệpxãhộiđăngkýhoạtđộngcònínhận định arsenal vs southampton nhằm mục tiêu hỗ trợ phát triển an sinh xã hội. Ảnh: Internet

Đây là nhận định của các chuyên gia và DN xã hội tại Hội thảo “Phát triển doanh nghiệp xã hội – Kinh doanh vì cộng đồng nhân văn và phát triển bền vững” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIP) tổ chức vào ngày 18/8 tại Hà Nội.

Theo kết quả nghiên cứu Chỉ số Khởi nghiệp toàn cầu (GEM), số DN hoạt động theo mô hình DN xã hội hiện nay chiếm 1,1%. Trong đó, số DN đang trong giai đoạn khởi nghiệp (dưới 3 năm hoạt động) có tỷ lệ là 0,7% và số DN đang trong giai đoạn phát triển ổn định là 0,5%.

Tuy nhiên, hơn 60% DN xã hội của Việt Nam phải tự bỏ vốn để thực hiện khởi sự kinh doanh, trong khi ở các nước phát triển thì chỉ số này thấy hơn ở mức 30-40%. Điều này cho thấy cơ cấu nguồn vốn của Việt Nam chưa đa dạng trong việc tiếp cận với các tổ chức tín dụng và nguồn vốn từ xã hội. Như vậy, DN xã hội đang gặp khó khăn về vấn đề sản phẩm, thị trường và tiếp cận nguồn vốn xã hội.

Tại Việt Nam, DN xã hội đã có hành lang pháp lý khá đầy đủ. Bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký VCCI cho rằng, các cơ quan quản lý đã có sự coi trọng các DN xã hội. Tuy nhiên, đến nay chỉ có khoảng 30 DN đăng ký hoạt động là DN xã hội đây là con số khiêm tốn, cần có sự nghiên cứu và phát triển hơn nhiều về chính sách hỗ trợ sự phát triển của DN xã hội.

Nguyên nhân của con số khiêm tốn này, theo các chuyên gia là do DN xã hội gặp phải thách thức sản xuất sản phẩm phù hợp với thị trường, đạt mục tiêu lợi nhuận nhưng vẫn phải đảm bảo cả lợi ích cộng đồng. Điều này phụ thuộc vào mỗi DN về cách thức tổ chức sản xuất, tiếp cận các nguồn lực.

Vì thế, theo bà Phạm Kiều Oanh, Giám đốc Trung tâm Trung tâm sáng kiến hỗ trợ cộng đồng CSIP, cần có nhiều giải pháp chiến lược để hỗ trợ DN xã hội phát triển phù hợp với môi trường kinh doanh của Việt Nam, cũng như các chính sách thúc đẩy cụ thể. Bên cạnh đó, DN xã hội cũng là những DN cần thị trường kinh doanh nên phải khai thông thị trường, để đảm bảo các mục tiêu DN đặt ra.

Đặc biệt, bà Oanh nhấn mạnh tới vấn đề về hỗ trợ nguồn vốn để các DN có thể thực hiện các chiến lược và mục tiêu kinh doanh, hơn nữa các DN xã hội cũng cần tiếp cận hệ sinh thái và xây dựng các mối quan hệ với các bên liên quan như nhà đầu tư, tư vấn, giảng viên... các vườn ươm, cơ quan hỗ trợ trung gian để có thêm nguồn lực phát triển.

Đồng tình với quan điểm này, ông Võ Văn Đại, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty Cổ phần thủy sản Vạn Phần Diễn Châu cho rằng, vì mục đích nhân văn trong hoạt động nên các DN rất cần những hỗ trợ không chỉ về vốn mà còn cần miễn giảm thuế cho DN và người lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh.

顶: 8踩: 616