游客发表
Những ngày vừa qua,n llịch thi đấu chung kết c2 chúng ta chứng kiến rất nhiều câu chuyện đẹp về việc làm nêu trên, trong đó hành động của ông Vũ Thiếu Trường, bà Nguyễn Thị Hồng Vân ở phường Tân Bình, TP. Đồng Xoài; anh Vũ Đình Duấn, phường Tân Thiện, TP. Đồng Xoài hay bạn Nguyễn Hồng Anh, học sinh Trường THPT Đồng Xoài nhặt được chiếc điện thoại cũng mang trả cho bạn học… Những việc làm kịp thời, nhanh chóng của họ không chỉ giúp người mất lấy lại được tài sản, đó cũng là cách để họ lan tỏa hành động đẹp đến với mọi người.
Chiếc ví và 5 ngày đi tìm chủ nhân
Nhặt được ví trong đó có 10 triệu đồng cùng rất nhiều giấy tờ quan trọng, bà Nguyễn Thị Hồng Vân loay hoay không biết bằng cách nào để trả lại cho người đánh mất. Giấy tờ tùy thân có thông tin tên, tuổi và ở huyện Bù Đốp, nhưng ông bà cũng không biết trả lại bằng cách nào. Nhờ hàng xóm đăng thông tin trên Facebook hơn 3 ngày vẫn không có động tĩnh gì, ông bà cũng nóng lòng thay cho người mất. Chợt nhận thấy trong ví có thẻ ATM của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), nên sau kỳ nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, bà liên hệ ngân hàng, nhờ các nhân viên ở đây kết nối với người đánh rơi. Rất nhanh chóng, chỉ trong vòng 1 phút, chủ nhân của chiếc ví đã liên hệ và hẹn sang nhà gặp ông bà để nhận lại ví. Chiếc ví sau 5 ngày bị mất, đã trở về nguyên vẹn với gia đình chị Nguyễn Thị Hảo, là giáo viên ở huyện Bù Đốp.
Ông Vũ Thiếu Trường và bà Nguyễn Thị Hồng Vân kể lại hành trình trả lại chiếc ví cho chị Nguyễn Thị Hảo ở huyện Bù Đốp
Bà Nguyễn Thị Hồng Vân cho biết: Thỉnh thoảng đi chợ rơi mất 20 hay 50 ngàn đồng, mình cũng tiếc, giờ mình đang cầm ví trong đó có số tiền lớn của người ta, mình cũng nóng lòng lắm. Khi mình trao trả cái ví cho người mất, họ bảo không mất giấy tờ hay mất tiền, mình cũng mừng lắm. Mừng cho họ và mừng cho cả mình!
Bà Vân và chồng là ông Trường ở cùng với cháu ngoại ở phường Tân Bình. Năm nay ông 75 tuổi, còn bà vừa sang tuổi 55, cuộc sống cũng còn khá vất vả, khi cả bà và ông bệnh đau liên miên. Thế nhưng nhặt được chiếc ví với số tiền lớn như vậy, ông bà vẫn không mảy may nghĩ đến việc tư lợi. 5 ngày loanh quanh tìm cách trả ví cho người đánh mất, ông bà cảm thấy cuộc sống vui vẻ, thoải mái hơn khi mình làm được việc có ý nghĩa.
Người nhặt được tiền hạnh phúc, nhưng người được trả lại tiền còn hạnh phúc hơn. Tôi rất mong trong những bài giảng của cô giáo Hảo, cô sẽ lồng ghép câu chuyện này vào để học sinh, thế hệ trẻ có nhận thức ngay từ nhỏ về việc không tham lam đồ của người khác. |
Ông Vũ Thiếu Trường ở phường Tân Bình, TP. Đồng Xoài |
“Nếu tôi là người tham, tôi sẽ không trả ví đâu”
Cũng trong những ngày tháng 4 vừa qua, chúng ta chứng kiến rất nhiều việc làm đẹp liên quan đến tìm và trả lại ví cho người đánh mất, như anh Vũ Đình Duấn ở phường Tân Thiện, TP. Đồng Xoài. Trong quá trình di chuyển trên đường Nguyễn Huệ, thấy có 1 chiếc ví của ai đó bị rơi, có nhiều giấy tờ và tiền tiền rơi vãi nên anh nhặt lên và mang đến trụ sở Công an phường Tân Thiện để trả lại cho người đánh mất. Tại đây, qua kiểm kê tài sản, anh đã bàn giao lại chiếc ví gồm các loại giấy tờ, hơn 13 triệu đồng cùng 2 tờ ngoại tệ mệnh giá 100 USD. Nhận lại chiếc ví bị rơi, anh Phan Tiến Dũng đã gửi anh Duấn một số tiền để cảm ơn. Tuy nhiên, anh Duấn nhất định từ chối, bởi lý do “Nếu tôi là người tham, tôi sẽ không trả ví cho anh đâu”.
Anh Vũ Đình Duấn (phải) làm thủ tục trả lại chiếc ví nhặt được cho người đánh mất tại trụ sở Công an phường Tân Thiện (Đồng Xoài)
Chia sẻ về hành động của mình, anh Duấn cho biết: Với số tiền đó cùng các loại giấy tờ tùy thân, nếu mình là người làm mất, chắc cũng đang tìm mọi cách để tìm lại. Đặt mình vào vị trí của người đánh mất nên tôi khẩn trương đến công an, nhờ họ tìm cách liên lạc với người làm mất. Rất may là thông tin được xác minh nhanh chóng, chiếc ví đã trở về với chủ của nó.
Cũng trong những ngày cuối tháng 4, Nguyễn Hồng Anh, Bí thư Chi đoàn lớp 10A2, Trường THPT Đồng Xoài cũng nhặt được chiếc điện thoại Iphone 8Plus tại nhà xe. Ngay sau đó, Hồng Anh đã đến văn phòng Đoàn trường để thông báo tìm chủ nhân của chiếc điện thoại. Ngay sau đó, Phạm Thị Yến Nhi, lớp 11A4đã được Ban Thường vụ Đoàn trường trao lại chiếc điện thoại trong sự cảm kích về hành động đẹp của Hồng Anh.
“Nhặt được của rơi, trả người đánh mất” là một nét đẹp trong phẩm chất đạo đức của mỗi con người. Đây là hành động mà ngay từ nhỏ, mỗi người đều đã được dạy bảo từ gia đình cho đến nhà trường. Trải qua cuộc sống, nét đẹp này được gìn giữ thông qua những việc làm tử tế đã lan tỏa và gieo vào lòng mỗi người về niềm tin, tình người. Không quan trọng địa vị, tuổi tác, công việc, giá trị lớn hay nhỏ, mỗi tấm gương người tốt, việc tốt đều là hành động đẹp đáng được trân trọng và tuyên dương.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接