Nội dung đơn yêu cầu là tiến hành giám định cơ chế hình thành thương tích trên đầu nạn nhân Ngô Thanh Kiều (SN 1982,ụcôngandùngnhụchìnhYêucầutrưngcầugiámđịnhtưphácách chơi đề miền nam ngụ xã Hoà Đồng, huyện Tây Hòa, Phú Yên, đã chết) nhằm xác định phương, chiều, hướng và công cụ tác động lên người nạn nhân là gì, cơ chế tạo tụ máu trong bán cầu đại não.
Đồng thời, đơn yêu cầu tiến hành trưng cầu cơ chế hình thành và công cụ tạo ra tụ máu cấp trong nội tạng nghi can Ngô Thanh Kiều cũng như 39 vết xây xát trên đầu và người nạn nhân. Luật sư cũng yêu cầu trưng cầu giám định lại pháp y tử thi, bởi theo luật sư Thắng, trong vụ án này, Trung tâm giám định pháp y Phú Yên không tiến hành giám định mà chỉ khám nghiệm tử thi. Điều này vi phạm nghiêm trọng pháp luật và có dấu hiệu đánh tráo mẫu giám định khi không thu mẫu phủ tạng mà lại có kết quả xét nghiệm vi thể.
5 bị cáo bị cho là đã dùng dùi cui đánh đến chết nghi can Ngô Thanh Kiều
Theo luật sư Thắng, việc trưng cầu này rất quan trọng, có tính chất quyết định đến sự đúng đắn việc định tội và lượng khung hình phạt đối với các bị cáo cũng như xác định người thực hiện hành vi phạm tội. Đã nhiều lần, luật sư yêu cầu trưng cầu giám định nhưng các cơ quan tố tụng cấp sơ thẩm không thực hiện.
Vụ án 5 sĩ quan công an dùng nhục hình xảy ra vào ngày 13-5-2012. Xác định Ngô Thanh Kiều là nghi can trong một vụ trộm cắp, một số cán bộ ở Công an TP Tuy Hòa, Công an Phú Yên đã đến nhà còng tay Kiều đưa về Công an TP Tuy Hòa khi không có lệnh bắt. Tại đây, các cán bộ điều tra đã đánh đến chết nghi can Kiều. Vụ án được TAND TP Tuy Hòa đưa ra xét xử từ ngày 26-3 đến 3-4-2014 và tuyên phạt cả 5 bị cáo về tội dùng nhục hình. Trong đó, Nguyễn Thân Thảo Thành 5 năm tù, Nguyễn Minh Quyền 2 năm tù, Phạm Ngọc Mẫn 1 năm 6 tháng tù. Đỗ Như Huy và Nguyễn Tấn Quang từ 1 năm đến 1 năm 3 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Bản án được cho là xử chưa đúng người đúng tội nên cả gia đình người bị hại lẫn bị cáo Thành kháng cáo. Sau khi Chủ tịch nước có ý kiến yêu cầu VKSND Tối cao và TAND Tối cao chỉ đạo xét xử vụ án đúng pháp luật, 2 cơ quan này đã làm việc với các cơ quan tố tụng của tỉnh Phú Yên. Đến ngày 29-4-2014, VKSND tỉnh Phú Yên đã kháng nghị bản án cấp sơ thẩm, đề nghị cấp phúc thẩm tuyên hủy án để điều tra lại từ đầu vì cho rằng 4 bị cáo Quyền, Mẫn, Quang, Huy phạm tội “dùng nhục hình” ở điều khoản nhẹ là không tương xứng với tính chất, mức độ và hậu quả gây ra. VKSND tỉnh Phú Yên cũng cho rằng cấp sơ thẩm không điều tra, xét xử đối với thượng tá Lê Đức Hoàn, Phó Giám đốc Công an TP Tuy Hòa, Trưởng ban chuyên án về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” là chưa đúng.
Theo Người Lao Động