Trạm y tế vùng xa thuộc Phú Vang vẫn thu hút người dân đến khám,ấtcậpởtuyếnytếcơsởkết quả atletico tucuman điều trị bệnh
Đìu hiu ở đồng bằng
Công tác khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) ban đầu tại các trạm y tế xã, phường là yếu tố quan trọng, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân địa phương, góp phần giảm tải cho cơ sở y tế tuyến trên. Tuy vậy từ đầu năm 2016, với chủ trương khám thông tuyến, những đối tượng có thẻ BHYT không mấy “mặn mà” khi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế cơ sở. Bác sĩ Lê Hoàng Ái, Trưởng trạm Y tế thị trấn Thuận An (Phú Vang) cho biết: hiện nay trạm chủ yếu thực hiện chức năng dự phòng, tiêm chủng và cấp phát thuốc điều trị ngoại trú. Nguyên nhân này là do trạm gần với Phòng khám đa khoa Thuận An và các bệnh viện ở TP. Huế nên người dân thường chọn nơi có cơ sở vật chất tốt, bác sĩ giỏi để chăm sóc sức khỏe. Thế nên, mặc dù khám chữa bệnh tại trạm được BHYT thanh toán 100%, nhưng người dân vẫn lên tuyến trên với hy vọng được khám, chữa bệnh tốt hơn.
Tương tự, Trạm Y tế phường Tứ Hạ, TX. Hương Trà cũng rơi vào tình trạng vắng bệnh nhân từ nhiều tháng nay. Theo một cán bộ của Trạm Y tế phường Tứ Hạ, trước đây, mỗi ngày có gần chục người đến khám, nay thì vắng hẳn, bởi phần lớn người dân đều chọn các bệnh viện lớn, uy tín để chăm sóc sức khỏe theo nhu cầu. Hơn nữa, trạm y tế phường nằm gần Bệnh viện thị xã Hương Trà nên người dân tập trung đến đó để được khám chữa bệnh tốt hơn. “Gần một năm nay, trạm thực hiện công tác phòng dịch và tiêm chủng cho trẻ là chủ yếu ”, vị cán bộ trạm y tế phường này chia sẻ.
Không chỉ diễn ra ở vùng ven đô mà tại các trạm y tế thuộc địa bàn huyện và TP. Huế cũng đều vắng khách. Trạm y tế các phường Thuận Thành, Thuận Lộc, Phường Đúc trước đây mỗi ngày tiếp 30 - 40 bệnh nhân, nhưng bây giờ vào buổi sáng chỉ lác đác vài khách vào nhận thuốc BHYT. Chị Hồ Thị Thủy Tiên, ở đường Lê Thánh Tôn, phường Thuận Lộc cho biết: “Trước đây phân tuyến, hễ đau ốm tôi thường đến trạm để khám nhưng giờ khám ở đâu cũng được BHYT thanh toán nên tôi chọn Bệnh viện TP. Huế hoặc các bệnh viện tư nhân, vừa đầy đủ phương tiện kỹ thuật, lại được chăm sóc chu đáo hơn”.
Vùng sâu, vùng xa đông đúc
Sự chênh lệch thu hút bệnh nhân ở các trạm y tế giữa miền núi và miền xuôi đặt ra những vẫn đề cần giải quyết nhằm đảm bảo cân bằng giữa các vùng, miền. Theo bác sĩ Hoàng Văn Đức, Chánh Văn phòng Sở Y tế, hiện Sở đang xem xét, đánh giá lại cụ thể từng trạm y tế xã để có những thay đổi phù hợp trong thời gian sắp tới. “Đây là vấn đề lớn, liên quan tới nhiều người, nhiều ngành nên cần có những đánh giá cụ thể, khách quan để có hướng đi phù hợp”. Bác sĩ Đức khẳng định. |
Ngược lại, trạm y tế xã ở vùng sâu, vùng xa ở huyện Nam Đông và A Lưới lại là những địa chỉ tin tưởng trong chăm sóc sức khỏe của người dân. Theo bác sĩ Lê Tấn Dũng, Trưởng trạm Y tế xã Thượng Long (Nam Đông), chủ trương đầu tư hạ tầng và trang thiết bị cho các trạm y tế miền núi là đúng đắn, phát huy hiệu quả trong những năm gần đây. Bác sĩ Dũng cho rằng, nhận thức của người dân vùng núi giờ đã thay đổi. Hễ có bệnh là đến trạm khám và lấy thuốc. Khi bệnh nặng, bà con vẫn đến trạm xin bác sĩ tư vấn mới chuyển lên tuyến trên. Hiện, bình quân mỗi ngày, trạm đón từ 30 - 40 bệnh nhân, cao điểm có 50 - 60 bệnh đến khám, điều trị và lấy thuốc BHYT.
Bác sĩ CK II Hồ Thư, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Nam Đông cho hay, hệ thống giao thông trên địa bàn đã nâng cấp, cải thiện nhiều nhưng bà con ở các xã vùng xa, như Thượng Long, Thượng Quảng, Thượng Nhật... khi đau ốm vẫn đến trạm y tế xã. Vì vậy, trạm y tế hết sức cần thiết trong việc cấp cứu, KCB cho người dân địa phương, trừ khi bệnh nặng mới chuyển lên tuyến. “Trạm y tế miền núi đang làm tốt hai chức năng vừa khám bệnh, vừa dự phòng dịch bệnh”. Bác sĩ Thư nói.
Giám đốc Trung tâm Y tế huyện A Lưới, bác sĩ CK II Lê Quang Phú chia sẻ, dù thông tuyến khám BHYT nhưng hiệu suất khám, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân ở tuyến trạm y tế trên địa bàn năm 2016 không giảm so với năm 2015. Theo bác sĩ Phú, phần lớn các trạm y tế trên địa bàn cách bệnh viện huyện từ 25 - 35km, trừ các trạm lân cận, như thị trấn A Lưới, xã A Ngo, Hồng Quảng... nên khi đau ốm người dân vẫn xem trạm y tế là địa chỉ cần đến. Hơn nữa, hiện nay không chỉ hệ thống trạm y tế ở A Lưới được đầu tư cơ sở vật chất khang trang mà còn được bố trí 2 bác sĩ làm việc tại trạm nên người dân rất tin tưởng. Điều băn khoăn của bác sĩ Phú hiện nay là, có một số thiết bị: máy nội soi, máy điện tim, xét nghiệm máu... ở tuyến trạm y tế huyện A Lưới được trang cấp trước đây nay đã xuống cấp, hư hỏng mà kinh phí của xã, huyện hạn hẹp nên chưa thể nâng cấp sửa chữa làm ảnh hưởng, mất thời gian trong công tác khám chữa bệnh cho người dân địa phương.
Minh Văn