发布时间:2025-01-10 20:17:21 来源:Empire777 作者:Thể thao
Thế nhưng giới đầu tư vẫn có thể cảm nhận rõ sự chậm chạp trong diễn biến của thị trường vì sau 2 tuần “vật vã” trước ngưỡng kháng cự 1.180 điểm,ứngkhoántuầnĐộngtháilạtừquỹETFnộtham khảo hôm nay VN-Index lại có thêm 1 tuần khó khăn nữa ở ngưỡng 1.200 điểm. Mức tăng 25,5 điểm trong tuần thật ra gần như hoàn toàn có được là do phiên tăng đầu tuần ngày (2/4) VN-Index tăng 22,15 điểm, còn cả 4 phiên sau đó mức tăng không đáng kể.
Blue-chips kém cỏi
Khi làm một thống kê đơn giản là so sánh biến động giá của các cổ phiếu blue-chips trong tuần thì số tăng trưởng tương đối nhiều, nhưng trong 4 phiên cuối tuần lại rất kém.
Cụ thể, so với phiên cuối tuần trước, rổ VN30 có 14 cổ phiếu tăng trên 3%. Nhưng nếu so với phiên đầu tuần này, VN30 lại chỉ còn một nửa (7 cổ phiếu) đạt mức tăng nói trên. Như vậy ngay cả ở các cổ phiếu vốn hóa lớn nhất, mức tăng chủ yếu cũng chỉ xuất hiện trong một phiên đầu tuần. Điều này phù hợp với biến động của VN-Index với 22,15 điểm/25,5 điểm tăng của tuần này là ở phiên ngày thứ Hai.
Một yếu tố nữa là các cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường lại ghi nhận mức tăng trưởng âm trong tuần qua. Cụ thể, VNM giảm 2,36%, GAS giảm 1,22%, SAB giảm 5,57%, MSN giảm 5,9%, VJC giảm 2,64%.
Cổ phiếu tăng giá mạnh nhất với vốn hóa lớn là VIC, tăng 12,97% trong tuần qua. Tiếp đến là VCB tăng 4,26%, CTG tăng 3,18%. BVH và NVL cũng có mức tăng rất cao, nhưng các cổ phiếu này có quy mô chưa đủ lớn nên tác động tới VN-Index còn thấp.
Bức tranh nói trên của các blue-chips cho thấy tình trạng phân hóa quá mạnh ở những mã lớn nhất. Đó là nguyên nhân thực sự tại sao VN-Index cứ dập dình mãi quanh mốc điểm số 1.200, dù cổ phiếu đa số vẫn đang tăng. Sự kém cỏi của nhóm cổ phiếu dẫn dắt đang là lực cản trở đà bứt phá chung.
Vốn ngoại đang rút ra có thể là nguyên nhân
Vừa rồi thị trường đón nhận khá nhiều báo cáo phân tích quý 1 của các công ty chứng khoán, trong đó nổi bật là lượng vốn ngoại khổng lồ chảy vào thị trường trong 3 tháng đầu năm. Tuy nhiên đó chỉ là bức tranh tổng thể cộng dồn mà không phản ánh được xu thế của dòng chảy.
Thực sự dòng vốn ngoại đang có dấu hiệu chững lại và chảy ra kể từ cuối tháng 2 và mạnh dần lên trong tháng 3. Tuần đầu tháng 4 này nhà đầu tư nước ngoài cũng đang bán ròng.
Điểm thứ hai cần chú ý, là với các kiểu thống kê tổng hợp như vậy thì không phân tách được mức độ khác nhau trong hoạt động của dòng vốn ngoại trên thị trường. Lấy ví dụ, hiện tại có 3 sàn giao dịch là HSX, HNX và UpCom. Tính chất hoạt động của dòng vốn ngoại trên mỗi sàn lại khác nhau. Chẳng hạn UpCom cũng có giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài, nhưng chỉ là các thương vụ đơn lẻ với một vài doanh nghiệp và hình thức không khác gì thỏa thuận. Sàn HNX cũng chỉ có một số cổ phiếu là được khối ngoại quan tâm. Đại đa số vốn ngoại thực hiện qua sàn HSX.
Theo thống kê riêng với sàn HSX và HNX, vốn ngoại từ sau Tết đến tuần đầu tháng 4 đã chảy ra ròng cỡ 2.358 tỷ đồng. Nếu tính dồn từ đầu tháng 1 tới giờ thì vốn ngoại vẫn vào ròng cả chục ngàn tỷ đồng. Thế nhưng với những gì đã thể hiện trên thị trường suốt cả tháng 3 vừa qua, thì việc hài lòng với còn số vốn vào ròng như vậy chẳng khác gì đang ăn vào của để dành. Cứ với tốc độ rút vốn như tháng 3 thì chẳng mấy mà con số vốn ròng tổng hợp sẽ hao hụt đáng kể.
Cũng phải lưu ý thêm là trong 3 năm trở lại đây, chưa năm nào tháng 3 khối ngoại lại rút vốn ròng cả. Năm 2018 là một sự khác biệt.
Khối ngoại đầu tư chủ yếu với các blue-chips nên việc dòng vốn này bán ra nhiều hơn mua vào đang tiềm ẩn rủi ro. Một yếu tố ít được chú ý, là chuyển động khác lạ của dòng vốn của quỹ ETF nội địa quan trọng nhất trên thị trường – Quỹ E1VFMVN30.
Quỹ này đầu tư theo chỉ số VN30Index, tức là bao gồm tất cả các blue-chips có ảnh hưởng nhất tới thị trường. Giao dịch của quỹ không được tính là giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài, nhưng thực tế quỹ này có lượng vốn rất lớn là từ nhà đầu tư nước ngoài. Quỹ này phát hành chứng chỉ bằng cách hoán đổi rổ cổ phiếu cơ sở, nhưng tổ chức nước ngoài cũng có thể mua chứng chỉ trực tiếp từ các tổ chức trong nước. Với mức thanh khoản không cao trên thị trường thứ cấp, nhà đầu tư nước ngoài muốn rút vốn ra cũng chỉ có cách bán lại theo đường thỏa thuận.
Thống kê năm 2017, quỹ E1VFMVN30 có giao dịch thỏa thuận mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài lên tới 1.666,9 tỷ đồng, chưa kể 112,1 tỷ đồng mua ròng qua khớp lệnh. Có thể thấy quy mô thỏa thuận lớn gấp nhiều lần và đó là kênh huy động vốn mới chủ đạo của quỹ này.
Khoảng 2 tháng đầu năm 2018, quỹ ETF nội này thu hút thêm được hơn 2.000 tỷ đồng vốn ngoại nữa. Để bám sát chỉ số VN30Index thì được nhiên quỹ phải mua thêm cổ phiếu blue-chips. Có thể thấy được đà tăng đột biến mạnh của chỉ số VN30Index trong thời gian này.
Từ tuần cuối tháng 2 đến nay, quỹ E1VFMVN30 đang mất tiền. Nhà đầu tư nước ngoài đang rút vốn ra bằng cách bán ròng chứng chỉ quỹ. Gần 950 tỷ đồng, tương đương gần 51 triệu chứng chỉ quỹ đã được rút đi. Riêng tuần đầu tháng 4 quỹ bị rút xấp xỉ 214 tỷ đồng. Điều đó tất yếu dẫn tới hệ quả là các cổ phiếu blue-chips trong nhóm VN30 cũng sẽ bị bán ra nhiều hơn.
Xu hướng rút vốn khỏi quỹ ETF không chỉ ở trong nước. Quỹ ETF V.N.M đang đầu tư vào thị trường Việt Nam trong tháng 3 vừa rồi cũng bị rút khoảng 4,58 triệu USD.
Những diễn biến mới có phần bất lợi trong dòng chảy vốn ngoại của quý 1/2018 chưa có những hiệu ứng tiêu cực rõ rệt. Tuy nhiên đó không phải là điều có thể coi thường. Xu hướng rút vốn khỏi các quỹ đầu tư thụ động trên toàn cầu là hệ quả của khả năng thắt chặt tiền tệ dần của các ngân hàng trung ương. Thậm chí, Giám đốc điều hành Ngân hàng JPMorgan Jamie Dimon cũng đã coi việc bùng nổ dòng vốn vào các quỹ chỉ số thời gian vừa qua là rủi ro hàng đầu, nếu dòng vốn này chảy ngược ra./.
Trọng Nghĩa
相关文章
随便看看