当前位置:首页 > Thể thao

【lorient – marseille】Khởi sắc huyện cực Nam Tổ quốc

Báo Cà Mau(CMO) Từ một huyện có thể nói xuất phát điểm khó khăn nhất tỉnh, nhưng với sự nỗ lực, đoàn kết một lòng, chung sức xây dựng quê hương của Ðảng bộ, quân và dân huyện Ngọc Hiển, đã làm thay đổi diện mạo mảnh đất chót cùng cực Nam Tổ quốc.

Ðời sống kinh tế người dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển từng bước phát triển.

Cách đây 17 năm, ngày 1/1/2004, huyện Ngọc Hiển được tái lập, trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính mới thành lập 2 huyện, Ngọc Hiển và Năm Căn. Sau khi chia tách, huyện đối mặt với vô vàn khó khăn, kết cấu hạ tầng nông thôn còn thấp, cư dân phần đông là hộ nghèo. Ông Nguyễn Công Trực (xã Tân Ân) kể: “Khi chia tách, huyện Ngọc Hiển có trên 50% dân số thuộc diện nghèo, thu nhập bình quân chưa đến 10 triệu đồng. Việc đi lại của bà con bằng đường thuỷ, con em đến trường học hành rất gian nan. Lúc đó, muốn ra trung tâm tỉnh, đi và về mất cả ngày”.

Cũng theo ông Trực, ngày trước ở huyện lượng thuỷ sản nhiều lắm, mỗi con nước xổ vuông bà con kiếm vài tấn tôm là chuyện bình thường. Dù trúng thuỷ sản nhưng bán buôn còn khó khăn, tư thương ép giá đủ bề, bởi không bán cho họ thì không ai mua hết. Giờ đường sá thông thoáng, nhiều thương lái đến tận hộ để thu mua, đời sống bà con khởi sắc.

Sự nỗ lực xây dựng của cả hệ thống chính trị và Nhân dân đã đưa diện mạo quê hương Ngọc Hiển đổi thay vượt bậc, đời sống người dân bước sang trang mới. Ðến nay, toàn huyện Ngọc Hiển có hơn 20.000 hộ dân sinh sống, nhà cửa khang trang, kiên cố. Nếu như trước đây trên địa bàn chưa có đến 10 km lộ bê-tông, thì nay có trên 350 km đường lộ bê-tông, trên 60 km lộ nhựa cấp VI đồng bằng đi về các xã, thị trấn; 68 ấp, khóm có lộ về trung tâm xã. Thu nhập bình quân đầu người cuối năm 2020 đạt 49 triệu đồng. Từ huyện chưa có trường THPT, hiện huyện có 2 trường THPT; 24/30 trường học đạt chuẩn quốc gia. Có 1 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới.

Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển Trần Hoàng Lạc chia sẻ, khi thành lập bộ máy hành chính của huyện, nhiều cán bộ còn phải đi học bổ túc, học nghiệp vụ để đảm bảo chuyên môn. Nay tất cả cán bộ từ huyện đến các xã, thị trấn đều có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn; bộ máy Nhà nước ngày càng được tinh giản; cải cách hành chính ngày càng được quan tâm, đáp ứng nhu cầu của người dân.

Xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện có sự đóng góp tích cực từ phía người dân. Từ khi phát động chương trình xây dựng nông thôn mới đến nay, bà con đóng góp công sức, tiền của trên 1.570 tỷ đồng.

Kinh tế dần phát triển, huyện Ngọc Hiển tập trung cơ cấu lại các ngành nghề, ưu tiên phát triển các mặt hàng chủ lực như tôm, gỗ đước và khai thác biển. Ưu tiên phát triển các nguồn năng lượng sạch như điện năng lượng mặt trời, điện gió để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của người dân. Tăng cường đầu tư phát triển du lịch, phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm của huyện.

Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), huyện có nhiều sản phẩm được tỉnh công nhận đạt chuẩn OCOP chứng nhận đạt từ 3-4 sao, như tôm khô nguyên vỏ, bánh phồng tôm, chà bông tôm, muối tôm, tôm khô biển.

Ðến nay, nhiều dự án được tập trung đầu tư trong Nhân dân, như nuôi tôm sinh thái, khai thác biển, đã hình thành nhiều hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, nhiều dự án về phát triển nuôi thuỷ sản, khai thác, đánh bắt biển được quan tâm, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân; bình quân tổng sản lượng nuôi, khai thác của huyện hàng năm đạt trên 60.000 tấn thuỷ sản các loại. Các chương trình, dự án kinh tế động lực như dự án nhà máy điện gió ven biển Ðất Mũi; cảng biển nước sâu Hòn Khoai; cảng cá, cụm kinh tế Rạch Gốc; các nhà máy chế biến tôm khô, bột cá, hình thành được vùng nuôi thuỷ sản ứng dụng công nghệ cao, gắn với bao tiêu sản phẩm và chế biến xuất khẩu thuỷ sản được phát huy, là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện.

Ông Trần Hoàng Lạc phấn khởi: “Ngọc Hiển hôm nay đang trên đà khởi sắc. Những thành tích đó sẽ tạo động lực để chúng tôi quyết tâm hơn, sớm đưa huyện Ngọc Hiển trở thành vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh trong tương lai về con tôm, cây đước, du lịch”./.

 

Chí Hiểu

 

分享到: