Các kết quả và con số cụ thể được nhà báo Mai Phan Lợi công bố trong hội thảo Tịch thu phương tiện: Thực tiễn và giải pháp được tổ chức sáng 11/3 tại Hà Nội. Nên tăng nặng hình phạt,ềungườidânchưađồngtìnhvớiđềxuấttịchthuphươngtiệket qua tran mc không nên tịch thu Văn bản số 58/CV-UBATGTQG về tăng mức xử phạt một số vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông trong đó đề xuất mức xử phạt cao nhất là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 24 tháng và tịch thu phương tiện của người vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông. Cụ thể, đối với người điều khiển xe ô tô, phạt tiền phạt tiền từ 8- 15 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (GPLX) 6 tháng đối với hành vi điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn đến 50 mg/100ml máu hoặc 0,25mg/1lit khí thở. Phạt tiền từ 15-20 triệu đồng và tước quyền sử dụng GPLX 12 tháng nếu nồng độ cồn trong máu từ 50-80mg/ml hoặc 0,25mg-0,4mg/lit khí thở, đồng thời phải thi lại nội dung về Luật giao thông đường bộ trước khi cấp lại GPLX; Tước quyền sử dụng GPLX 24 tháng và tịch thu phương tiện nếu trong máu có nồng độ cồn trên 80mg/100ml hoặc vượt quá 0,4mg/1lit khí thở, đồng thời phải thi lại nội dung về Luật Giao thông đường bộ trước khi cấp lại GPLX. Tương tự, với người điều khiển xe máy, phạt tiền từ 4-5 triệu đồng và tước GPLX 12 tháng, nếu trong máu có nồng độ cồn từ 50-80mg/ml máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn trên 50mg đến 80mg/1lit khí thở; Nếu trong máu có nồng độ cồn trên 80mg/ml hoặc vượt quá 0,4mg/lit khí thở cũng sẽ bị tịch thu phương tiện. Đề xuất này tiếp tục gây ra rất nhiều tranh cãi và làm nóng dư luận trong thời gian qua. Kết quả thăm dò sự luận trên một số báo điện tử và diễn đàn tính đến ngày 10/3/2015 phần nào phản ánh ý kiến của người dân đối với đề xuất này. Cụ thể, trên diễn đàn otofun.net, với hai lựa chọn ủng hộ hay không ủng hộ, có 1.716 người tham gia trả lời thì có tới 1.404 ý kiến không ủng hộ. Phần trình bày của ông Khuất Việt Hùng dành được sự quan tâm đặc biệt của báo chí. Ảnh: Trần Hoài Trên diễn dàn Nhà báo trẻ, có 75,5% số người khảo sát không ủng hộ tịch thu phương tiện mà chỉ nên tăng nặng hình phạt. 11,5% số người khảo sát ủng hộ đề xuất của Ủy ban ATGT Quốc gia. Còn lại là các ý kiến chọn cần có thêm bằng chứng thuyết phục sẽ ủng hộ hoặc chỉ nên tạm giữ người không tạm giữ xe. Kết quả thăm dò dư luận trên các báo Pháp luật TP.HCM cho thấy 167 người không ủng hộ, 125 người ủng hộ và 14 người có ý kiến khác. Khảo sát của báo Dân Trí cũng cho thấy số người chọn phương án chỉ nên xử phạt nặng là nhiều nhất, số người ủng hộ phương án tịch thu phương tiện ít nhất. Chế tài nặng chưa từng có từ trước đến nay Hội thảo sáng nay có sự tham gia của ông Khuất Việt Hùng, Đại diện Ủy ban An toàn giao thông quốc gia (ATGT) là tác giả của đề xuất, đại diện Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông, Đại diện Bộ Y tế, Đại biểu Quốc hội, Luật sư, Chuyên gia Y tế và nhiều chuyên gia có liên quan. Lý giải về đề xuất của mình, ông Khuất Việt Hùng cho hay, vi phạm nồng độ cồn hay còn gọi là lái xe ô tô trong trạng thái say rượu là hành vi bị cấm trong luật Giao thông đường bộ. Đã hơn 5 năm nay Uỷ ban ATGT Quốc gia đã phối hợp với nhiều cơ quan liên quan trong nước và quốc tế để triển khai nghiên cứu những đánh giá về tai nạn giao thông liên quan đến vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông. Ông Khuất Việt Hùng dẫn chứng con số chứng minh hậu quả nghiêm trọng của hành vi uống rượu bia tham gia giao thông, thống kê của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy 67% nạn nhân lái xe ô tô gây tai nạn có vi phạm nồng độ cồn. Con số này đối với xe máy là 36%. Căn cứ gần đây nhất là trong hai vụ tai nạn giao thông giữa ô tô và xe máy nghiêm trọng nhất trong Tết Nguyên đán Ất Mùi vừa qua là vụ tai nạn ở Hưng Yên và Cao Bằng làm 8 người chết đều có liên quan đến việc uống rượu bia say tham gia giao thông (hay còn gọi là vi phạm nồng độ cồn). Ngày 4 Tết Giáp Ngọ có hơn 60 nạn nhân cấp cứu tai nạn giao thông ở Việt Đức thì có hơn 40 người liên quan đến vi phạm nồng độ cồn. Tính trên cả nước, trong Tết vừa qua có 317 người chết vì tai nạn giao thông tăng 35 người (chiếm 12,1%) so với Tết năm ngoái. Những người bị tai nạn chủ yếu đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh và đi sai phần đường. Nguyên nhân gián tiếp dẫn đến không đội mũ bảo hiểm, đi sai phần đường, phóng nhanh vượt ẩu, kẹp ba, ngôn ngữ đời sống là đi nhanh hơn "bay" hơn, "phê" hơn, "lụa" hơn lại "chủ yếu là do người điều khiển phương tiện trong trạng thái say rượu hay còn gọi là bị kích thích thần kinh, không làm chủ được hành vi", ông Khuất Việt Hùng phân tích. Tình trạng tai nạn giao thông nghiêm trọng đến mức Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng "thốt" lên rằng, trong dịp Tết vui mừng đón xuân thì một ngày chúng ta mất 30 người vì tai nạn giao thông là một điều đau xót, cần phải có giải pháp cấp bách. Theo ông Khuất Việt Hùng, giải pháp đầu tiên là chỉ đạo, điều hành. Thứ hai là hoàn thiện các quy định pháp luật. Thứ ba là về hạ tầng, đảm bảo an toàn cho kết cấu hạ tầng giao thông. Thứ tư là tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm. Thứ 5 là siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và quản lý phương tiện. Thứ 6 là tuyên truyền nâng cao nhận thức. Tịch thu phương tiện là một trong những ý nhỏ của giải pháp số hai là hoàn thiện các quy định về pháp luật. Ông Khuất Việt Hùng cho rằng, một người say rượu lái xe cũng không khác mấy hành vi cầm con dao vào chợ chém người, là hành vi uy hiếp nghiệm trọng sự an toàn xã hội. Theo đó, đề xuất tịch thu phương tiện của người tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn là để bảo vệ tính mạng người dân và hướng đến việc có một thông điệp đủ sức tạo nên lời cảnh báo thường xuyên đối với người tham gia giao thông là đã uống rượu bia thì không lái xe. "Đó là lý do chúng tôi kiến nghị một chế tài nặng chưa từng có trong pháp luật Việt Nam", ông Khuất Việt Hùng nói. Ông Hùng cũng khẳng định cơ sở các pháp luật hiện hành đủ để đưa ra đề xuất trên. Trần Hoài |