SHB ưu đãi lãi suất cho khách hàng cá nhân vay vốn kinh doanh | |
SHB tài trợ vốn cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu | |
SHB phát hành chứng chỉ tiền gửi lãi suất lên đến 8,ữnghònđácảnbướctiếncủthứ hạng của macarthur fc9%/năm | |
Doanh nghiệp xuất khẩu có thêm giải pháp về vốn từ SHB |
Khách hàng giao dịch tại SHB. |
Nợ xấu và lãi ảo
Trong tuần này, SHB sẽ tổ chức ĐHCĐ với mục tiêu năm 2019, tổng tài sản của SHB nằm trong nhóm 5 ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân lớn nhất Việt Nam, với mức tăng bình quân từ 15-20%/năm; quy mô huy động vốn từ thị trường tổ chức kinh tế và dân cư xếp thứ 4, thị phần cấp tín dụng xếp trong nhóm 5 các ngân hàng thương mại tư nhân lớn nhất Việt Nam; tỷ lệ nợ xấu nội bảng trên tổng dư nợ dưới 3%, tỷ lệ nợ quá hạn (nợ nhóm 2 đến nhóm 5) trên tổng dư nợ dưới 5%... Ngoài ra, trong năm 2019, SHB cũng sẽ đôn đốc thu hồi nợ xấu, với dự kiến sẽ thu hồi khoảng 3.500 tỷ đồng nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro các khoản nợ đã bán cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) dự kiến khoảng 2.164 tỷ đồng.
Việc đẩy mạnh thu hồi nợ xấu sẽ là điểm đáng chú ý nhất của SHB trong năm nay. Bởi nhìn vào báo cáo tài chính của ngân hàng này những năm gần đây, sẽ thấy một sự tăng lên đáng ngại của số lượng nợ xấu, nhất là nợ nhóm 5 – nợ có khả năng mất vốn. Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2018 của SHB, tổng nợ xấu (nợ nhóm 3, 4, 5) đã tăng 12,44% so với cuối năm 2017, lên mức trên 5.198,8 tỷ đồng; chiếm 2,4% tổng dư nợ, tăng 0,1% so với mức 2,3% của năm 2017, nợ xấu chiếm 2,33%. Trong đó, đáng lưu ý, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) là hơn 3.938 tỷ đồng, tăng hơn 37,44% so với mức hơn 2,985 tỷ đồng ở thời điểm cuối năm 2017.
Ngoài ra, báo cáo tài chính của SHB còn ghi nhận về hiện tượng “lãi ảo”. Theo đó, năm 2018, SHB có thu nhập lãi thuần đạt 5.538 tỷ đồng, tăng 15,4% so với đầu năm; lãi trước thuế đạt 2.086 tỷ đồng, tăng 8,4% so với năm trước và vừa kịp hoàn thành kế hoạch năm (2.050 tỷ đồng). Tuy nhiên, SHB có khoản lãi, phí phải thu ở mức trên 9.117 tỷ đồng, tăng 14,6% so với trên 7.955 tỷ đồng cuối năm 2017. Đây là tỷ lệ cao, bởi nó chiếm hơn 2,82% tổng tài sản và tăng 1,39% so với năm 2017. Gọi đây là “lãi ảo” bởi các khoản lãi và phí phải thu chính là lãi dự thu (dự kiến thu được trong tương lai). Bộ Tài chính đã quy định, sau 6 tháng lãi dự thu sẽ phải thoái ra, nhưng SHB vẫn để lại trên báo cáo tài chính để “làm đẹp” sổ sách. Mặc dù vẫn chưa biết con số lãi phải thoái ra và thu hồi của SHB, nhưng chắc chắn, nếu thực hiện, lợi nhuận của SHB sẽ bị hụt đi. Bên cạnh đó, các chuyên gia cho rằng, khoản “lãi ảo” có thể được xem là tài sản có vấn đề cần xem xét, chiếm tỷ trọng càng cao thì càng nguy hiểm.
"Tấn công" thị trường châu Phi
Kế hoạch năm 2019, tài liệu họp ĐHCĐ của SHB cho biết sẽ phát hành 252,6 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho năm 2017 và năm 2018 (tương đương 2.526 tỷ đồng tính theo mệnh giá). Tỷ lệ thực hiện là 21%. Cùng với đó, ngân hàng này dự tính phát hành 300,7 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (tương đương 3.007 tỷ đồng tính theo mệnh giá). Tỷ lệ thực hiện quyền là 4:1, đồng nghĩa mỗi cổ đông sở hữu 4 cổ phiếu sẽ được mua thêm 1 cổ phiếu mới. Như vậy, vốn điều lệ của SHB sẽ tăng thêm 5.534 tỷ đồng; trong đó, 4.684 tỷ đồng sẽ được dùng để mở rộng quy mô cho vay, còn lại 850 tỷ đồng sẽ được dùng để đầu tư hệ thống công nghệ thông tin, tài sản cố định cho việc phát triển mạng lưới kinh doanh. Vì thế, HĐQT SHB cũng dự kiến trình cổ đông thông qua việc thành lập ngân hàng con 100% vốn đầu tư của SHB tại Bờ Biển Ngà để mở rộng vào thị trường châu Phi.
Những kế hoạch này được HĐQT đặt ra nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bởi thời gian qua, trong khi cổ phiếu ngành ngân hàng đa phần đi lên khá mạnh thì cổ phiếu SHB của ngân hàng này vẫn “lẹt đẹt” dưới mệnh giá. Vào tháng 4/2009, SHB “chào sàn” và đạt được mức đỉnh trên 18.000 đồng/cổ phiếu vào tháng 6 năm đó. Tuy nhiên, sau đó, cổ phiếu của ngân hàng này rơi dần có lúc xuống dưới 5.000 đồng/cổ phiếu, kể cả khi kết quả kinh doanh của ngân hàng này khởi sắc hơn. Năm 2018, đã có khoảng 4 tháng, cổ phiếu SHB vượt được mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu với số lượng mua vào tăng mạnh. Tuy nhiên, sau đó, cổ phiếu ngân hàng này vẫn “trầy trật” dưới mệnh giá. Bước vào đầu năm 2019, khi chứng khoán có nhiều phiên khởi sắc, thì cổ phiếu SHB hầu như vẫn “đi ngang”. Tính đến thời điểm ngày 22/4, cổ phiếu SHB đang ở mức 7.500 đồng/cổ phiếu, giảm 2,6% so với mức giao dịch đầu tháng 4.
Báo cáo của HĐQT SHB cho biết, dự kiến năm 2019, nhiều khó khăn sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của SHB như quy định giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 45% xuống 40%, trong khi việc huy động vốn trung dài hạn gặp khó do lãi suất chịu nhiều áp lực… Vì thế, ban quản trị SHB đã đưa ra nhiều giải pháp để tăng năng lực kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, điều cốt yếu đến lúc này là SHB phải giải quyết được những tồn tại của nợ xấu cũng như công tác quản trị, để đảm bảo an toàn hoạt động, giúp thị giá cổ phiếu phản ánh đúng kết quả kinh doanh của ngân hàng.