当前位置:首页 > Cúp C2

【bòngdanet】Hải Dương: TFP trong GDP đạt từ 25

Năm 2013,ảiDươngTFPtrongGDPđạttừbòngdanet tỉnh Hải Dương đã phê duyệt Đề án “Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho các doanh nghiệp tỉnh Hải Dương giai đoạn 2013-2020. Theo đề án được phê duyệt này, Hải Dương xác định mục tiêu: Xây dựng phong trào năng suất, chất lượng thông qua việc xây dựng, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, các công cụ cải tiến năng suất, chất lượng tiên tiến tại các doanh nghiệp; đẩy mạnh hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng nhằm góp phần tạo chuyển biến về năng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nâng cao nhận thức, năng lực quản lý, xây dựng đội ngũ chuyên gia về năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp.

12 mục tiêu cụ thể:

1. Xây dựng 100 số chuyên mục/diễn đàn năng suất, chất lượng trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh và 70 số trên các báo ngành.

2. Tổ chức 15 cuộc hội thảo, đào tạo nhận thức về các hệ thống quản lý chất lượng, các công cụ quản lý chất lượng, mô hình doanh nghiệp hoàn hảo cho các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý. 

3. Đào tạo được 20 cán bộ chuyên môn về các hệ thống quản lý chất lượng và các công cụ cải tiến năng suất chất lượng tiên tiến trở thành chuyên gia năng suất chất lượng nòng cốt có khả năng tư vấn, đánh giá đối với doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và các công cụ cải tiến năng suất chất lượng. Trong số đó lựa chọn 10 người để đào tạo chuyên sâu để trở thành chuyên gia tư vấn, đánh giá về các hệ thống quản lý chất lượng.

Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho các doanh nghiệp

Hải Dương hỗ trựo doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa

4. Lựa chọn 05 doanh nghiệp xây dựng mô hình điểm áp dụng tích hợp thành công nhiều công cụ, hệ thống quản lý chất lượng. Hỗ trợ 60 tổ chức, doanh nghiệp tham gia Đề án xây dựng áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn tiên tiến: ISO 9001, ISO 22000, GMP, HACCP, ...

5. Hỗ trợ 100 doanh nghiệp chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và thực hiện công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy.

6. Hỗ trợ kinh phí xây dựng và áp dụng được 300 tiêu chuẩn cơ sở cho các doanh nghiệp.

7. Hỗ trợ 60 doanh nghiệp thực hiện đăng ký mã số, mã vạch. 

8. Có 25 lượt doanh nghiệp tham dự Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.

9. Xây dựng 01 tổ tư vấn, 01 tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng được cấp chứng nhận.

10. 80% sản phẩm thuộc các nhóm sản phẩm chủ lực của tỉnh phù hợp theo tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) hoặc tiêu chuẩn quốc tế;

11. Nâng cao năng lực cạnh tranh của 100% doanh nghiệp trong và sau khi tham gia Đề án thể hiện qua chất lượng, thương hiệu của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cung cấp, uy tín của doanh nghiệp, hiệu quả sản xuất kinh doanh, giữ vững và mở rộng thị trường trong và ngoài nước…

12. Mức độ đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) trong tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh đạt từ 25-30% vào năm 2020.

Được biết, nguồn kinh phí thực hiện dự án gồm nguồn kinh phí sự nghiệp Khoa học và Công nghệ của tỉnh, của Trung ương và của doanh nghiệp.

分享到: