发布时间:2025-01-10 10:09:56 来源:Empire777 作者:Thể thao
Nghịch lý nước nông nghiệp chi hàng tỷ USD nhập nguyên liệu thức ăn chăn nuôi- Bài 2: Sản xuất manh mún,ứcănchănnuôichứatiềnchấtAxitFormiccóbịbơvơtrongquảnlýbảng xếp hạng các câu lạc bộ tây ban nha thiếu tầm nhìn Tự chủ nguyên liệu thức ăn chăn nuôi để “hạ nhiệt” nhập khẩu VIPA kiến nghị kiểm soát chặt việc nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi Thuế GTGT đối với thiết bị cảm biến sử dụng trong chăn nuôi |
Công chức Hải quan Cần Thơ kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu. Ảnh: Ong Văn Hiền |
Khoảng trống
Thời gian qua, một số doanh nghiệp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chứa tiền chất Axit Formic đã gặp không ít khó khăn. Về phía cơ quan Hải quan cũng ở trong tình huống khó xử khi chính sách chưa rõ ràng.
Tổng cục Hải quan cho biết, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu dùng trong thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có thành phần Axit Formic thuộc Danh mục tiền chất IVB ban hành kèm Nghị định 57/2022/NĐ-CP quy định Danh mục chất ma túy và tiền chất. Tại Nghị định 57/2022/NĐ-CP, cơ quan được phân công quản lý là Bộ Công Thương.
Bộ Tài chính đã có công văn đề nghị Bộ Công Thương có ý kiến đối với việc: thức ăn chăn nuôi có chứa tiền chất có thuộc đối tượng phải xin giấy phép nhập khẩu tiền chất theo quy định tại Luật Phòng chống ma túy hay không?.
Trả lời về vấn đề này, Bộ Công Thương cho rằng quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu tiền chất tại Nghị định 113/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định 82/2022/NĐ-CP không áp dụng với thức ăn chăn nuôi (không phân biệt có hay không chứa tiền chất), do đó Bộ Công Thương không đủ cơ sở pháp lý thực hiện thủ tục cấp phép nhập khẩu đối với thức ăn chăn nuôi có chứa tiền chất.
Về đối tượng quản lý tiền chất nhập khẩu, điểm c khoản 1 Điều 12 Luật Phòng, chống ma túy quy định hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy là hoạt động được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép, trong đó có hoạt động “nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất, tái nhập, quá cảnh chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần...”; Điều 17 Luật Phòng, chống ma túy quy định hoạt động “nhập khẩu, xuất khẩu, tạm xuất, tái nhập chất ma túy, tiền chất" phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Bên cạnh đó, điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định số 105/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Phòng, chống ma túy quy định: các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật Phòng, chống ma túy phải được kiểm soát chặt chẽ theo từng ngành, lĩnh vực, địa phương và phải kiểm soát đến sản phẩm cuối cùng”.
Tổng cục Hải quan cho biết, theo quy định trên thì hoạt động nhập khẩu tiền chất phải được kiểm soát từ nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng.
Cần sớm có phân định rõ
Để giải quyết vướng mắc, vừa qua Tổng cục Hải quan kiến nghị Bộ Công an tháo gỡ bất cập hiện nay.
Dẫn các quy định về cơ quan quản lý tiền chất theo Luật Phòng, chống ma túy, Tổng cục Hải quan cho biết, căn cứ Điều 19 Nghị định số 105/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống ma túy quy định: Bộ Công an cho phép cơ quan, tổ chức được tiến hành các hoạt động sau: nhập khẩu, xuất khẩu các chất ma túy, tiền chất tại các Dạnh mục chất ma túy và tiền chất do Chính phủ quy định (trừ các chất ma túy, tiền chất là nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt do Bộ Y tế cho phép và các tiền chất công nghiệp do Bộ Công Thương quản lý và cho phép).
Bộ Công Thương cho phép cơ quan, tổ chức, cá nhân được tiến hành các hoạt động: nhập khẩu, xuất khẩu tiền chất quy định tại Danh mục tiền chất do Chính phủ quy định (trừ các tiền chất do Bộ Công an, Bộ Y tế quản lý và cho phép). Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép cơ quan, tổ chức được tiến hành các hoạt động: nhập khẩu, xuất khẩu thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất; nhập khẩu chất ma túy, tiền chất dùng làm nguyên liệu sản xuất thuốc thú y là các chất ma túy, tiền chất tại các Danh mục chất ma túy và tiền chất do Chính phủ quy định.
Như vậy, Chính phủ đã quy định cụ thể, chi tiết lĩnh vực mà 4 Bộ có liên quan (Bộ Công an, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế) sẽ cấp phép. Theo đó, tiền chất do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Y tế đã rõ ràng. Tuy nhiên, tiền chất do Bộ Công Thương quản lý sẽ loại trừ các tiền chất nói chung do Bộ Công an quản lý, tiền chất do Bộ Công an quản lý sẽ loại trừ các tiền chất công nghiệp do Bộ Công Thương quản lý.
Theo phân công dẫn trên, trong quá trình thực thi, cơ quan Hải quan gặp vướng mắc trong quá trình xác định hỗn hợp tiền chất khi nhập khẩu phải được sự cho phép của cơ quan cấp phép nào.
Theo Danh mục chất ma túy và tiền chất được quy định tại cụ thể tại Nghị định số 57/2022/NĐ-CP, trong đó “Axit formic” thuộc Danh mục tiền chất quy định tại Danh mục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
Danh mục tiền chất công nghiệp do Bộ Công Thương quản lý và cho phép được quy định cụ thể tại Nghị định số 113/2017/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 82/2022/NĐ-CP, trong đó “Axit Formic” thuộc tiền chất công nghiệp Nhóm 2.
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 13 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 82/2022/NĐ-CP, chỉ “Hỗn hợp chứa tiền chất công nghiệp nhóm 2 có hàm lượng nhỏ hơn 5% khối lượng” sẽ được miễn trừ cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu. Như vậy, hỗn hợp chứa tiền chất công nghiệp nhóm 2 có hàm lượng >=5% khối lượng thuộc đối tượng phải cấp giấy phép của Bộ Công Thương.
Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 82/2022/NĐ-CP thì sản phẩm “thức ăn chăn nuôi” không thuộc đối tượng hóa chất được điều chỉnh của Nghị định này. Bộ Công Thương cũng khẳng định các quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu tiền chất tại Nghị định số 113/2017/NĐ-CP không áp dụng với thức ăn chăn nuôi (không phân biệt có hay không chứa tiền chất).
Tổng cục Hải quan cho biết, theo trả lời của Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) có thể hiểu là hỗn hợp, nguyên liệu dùng trong thức ăn chăn nuôi có chứa tiền chất công nghiệp nhóm 2 nhập khẩu không thuộc đối tượng là “các tiền chất công nghiệp do Bộ Công Thương quản lý và cho phép” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 19 Nghị định số 105/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống ma túy.
Như vậy, mặt hàng thức ăn chăn nuôi có chứa tiền chất Axit Formic có thuộc đối tượng cần quản lý theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy hay không? Trong khi đó, theo quy định nếu thức ăn chăn nuôi có chứa tiền chất Axit Formic thuộc đối tượng quản lý theo Luật Phòng, chống ma túy sẽ do một trong ba Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an quản lý. Trường hợp không thuộc đối tượng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (được phân công quản lý thuốc thú ý, nguyên liệu sản xuất thuốc thú y), không thuộc đối tượng quản lý của Bộ Công Thương thì cơ quan nào quản lý và cấp phép nhập khẩu mặt hàng thức ăn chăn nuôi có chứa tiền chất Axit Formic theo Luật Phòng, chống ma túy?
Để tháo gỡ bất cập này, mới đây Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ Công an – cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy giải đáp mặt hàng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chứa tiền chất Axit Formic và các hỗn hợp chứa tiền chất có thuộc đối tượng quản lý tiền chất theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy hay không? Nếu là đối tượng quản lý thì khi nhập khẩu cần đáp ứng điều kiện gì theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy?.
相关文章
随便看看