【thứ hạng của câu lạc bộ sporting de gijón】Những mục tiêu lớn về thực hành tiết kiệm chống lãng phí của Bộ Tài chính

时间:2025-01-10 11:18:17 来源:Empire777
Năm 2022 quyết liệt tiết kiệm,ữngmụctiêulớnvềthựchànhtiếtkiệmchốnglãngphícủaBộTàichíthứ hạng của câu lạc bộ sporting de gijón chống lãng phí trong các lĩnh vực
Bộ Tài chính lên kế hoạch triển khai kiểm soát thủ tục hành chính năm 2022
Những mục tiêu lớn về thực hành tiết kiệm chống lãng phí của Bộ Tài chính
Ảnh minh họa: ST

Tập trung 6 lĩnh vực trọng tâm

Theo Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025, Bộ Tài chính tập trung vào 6 lĩnh vực trọng tâm gồm: quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước (NSNN); quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; quản lý sử dụng tài sản công; quản lý các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp cũng như trong quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động trong toàn Ngành.

Bộ Tài chính tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, tổ chức, khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lắp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan; đẩy mạnh tinh giản biên chế, cải cách quản lý biên chế theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; thực hiện trả lương cho công chức, viên chức theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao năng suất lao động.

Đối với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của NSNN, Bộ Tài chính xác định tiếp tục đẩy mạnh việc quản lý chặt chẽ, tiết kiệm chi tiêu NSNN để giảm tỷ trọng chi thường xuyên, góp phần cơ cấu lại chi NSNN; thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính - NSNN, tăng cường kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch việc sử dụng NSNN, nhất là các lĩnh vực dễ phát sinh thất thoát, lãng phí; triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên được NSNN giao; tiết kiệm trong quản lý, sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học, không đề xuất, phê luyệt các đề tài nghiên cứu khoa học có nội dung trùng lặp, thiếu tính khả thi, chưa xác định được nguồn kinh phí thực hiện.

Đối với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, Bộ Tài chính quy định rõ các chỉ tiêu thực hiện. Bên cạnh yêu cầu các đơn vị tuân thủ, nghiêm chỉnh chấp hành, thực hiện có hiệu quả các quy định của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019, các Nghị định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện, Bộ Tài chính yêu cầu thực hiện tiết kiệm từ lập, phê duyệt chủ trương đầu tư; chỉ quyết định chủ trương đầu tư các dự án có hiệu quả và phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công; đảm bảo 100% các dự án đầu tư công có đầy đủ thủ tục theo quy định của Luật Đầu tư công.

Cùng với đó, phải đảm bảo phân bổ vốn đầu tư NSNN hàng năm phù hợp với quy định của Luật Đầu tư công và Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị quyết số 29/2021/QH15 của Quốc hội và Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; ưu tiên thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản, thu hồi vốn ứng trước, vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư; bố trí vốn để hoàn thành dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn bảo đảm thời gian theo quy định, ưu tiên bố trí vốn cho các dự án quan trọng quốc gia. Sau khi bố trí vốn, đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án, nếu còn nguồn mới bố trí cho các dự án khởi công mới. Bộ Tài chính cũng yêu cầu phải tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư theo đúng quy định của nhà nước đảm bảo tiến độ thực hiện dự án và thời hạn giải ngân, sử dụng vốn hiệu quả. Đồng thời, rà soát các dự án kéo dài nhiều năm, hiệu quả đầu tư thấp để có hướng xử lý; có biện pháp hoàn tạm ứng đối với các khoản tạm ứng quá hạn, kéo dài nhiều năm, đơn vị quản lý đã giải thể.

Tránh thất thu trong cổ phần hóa DNNN

Đối với thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong quản lý các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, Bộ Tài chính yêu cầu đẩy mạnh việc rà soát, sắp xếp và tăng cường quản lý các quỹ theo quy định, nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ, đồng thời, rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trong quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách để sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ theo thẩm quyền. Cùng với đó, tăng cường công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.

Về giải pháp thực hiện chỉ tiêu này, Bộ Tài chính xác định tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và giám sát hoạt động của các quỹ tài chính ngoài ngân sách; thực hiện nghiêm chế độ báo cáo, công khai trong xây dựng, thực hiện kế hoạch tài chính của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách theo quy định của Luật NSNN năm 2015 và các văn bản pháp luật có liên quan.

Trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Tài chính yêu cầu các doanh nghiệp trực thuộc phải triệt để tiết kiệm năng lượng, vật tư, chi phí đầu vào; ứng dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của hàng hóa, tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, trong đó, tiết giảm tối đa chi phí quảng cáo, tiếp thị, hoa hồng, chi chiết khấu thanh toán, hội nghị… Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải tổng kết, đánh giá và tập trung hoàn thành mục tiêu cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước theo đúng lộ trình và quy định của pháp luật. Việc xác định giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa phải thực hiện đúng quy định pháp luật về đất đai, pháp luật về cổ phần hóa DNNN, bảo đảm tính đúng giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, tránh thất thu cho NSNN.

推荐内容