当前位置:首页 > Cúp C1

【bhayangkara】Mơ về một con đường sách

Không chỉ dừng lại ở hoạt động vui Tết đón Xuân,ơvềmộtconđườngsábhayangkara Sài Thành còn định làm luôn đường sách cố định, nghĩa là sẽ hoạt động quanh năm. Cạnh Huế, người Đà Nẵng hình như không muốn tụt lại ở đằng sau nên cũng ngay lập tức có đề án với tham vọng không lâu nữa, thành phố này trở thành địa phương thứ 3 trong cả nước, sau Hà Nội và Sài Gòn, có đường phố sách.

Hiểu nôm na theo kiểu truyền thống thì đường sách là nơi bán sách. Bởi nó tập hợp nhiều hiệu sách, quầy sách ở một không gian rộng lớn hơn nên thành đường. Ý tưởng về con đường sách mới ra đời ở Sài Gòn không dừng lại ở đó. Nó được thiết kế để trở thành không chỉ là nơi bán sách mà còn là nơi giao lưu và gặp gỡ, nơi tổ chức các chương trình văn hóa văn nghệ. Những hoạt động giao lưu được mở ra ở đường sách Lê Thạch của thủ đô dịp Tết Bính Thân đầy ắp các sự kiện: Biểu diễn thư pháp Việt, hướng dẫn cách pha trà và thưởng trà, đọc sách, tô màu sách lịch sử, vẽ tranh thiếu nhi, chương trình thơ xuân, biểu diễn nghệ thuật gấp giấy origami và đặc biệt là đêm nhạc valentine.

Ở Huế có đường Nguyễn Trường Tộ. So với tiêu chí mới đây ở Hà Nội hay Sài Gòn, chắc chắn đó không phải là con đường sách đúng nghĩa. Thế nhưng, khi bàn đến một con đường sách cho Huế chẳng hạn, không ít người đã nghĩ đến Nguyễn Trường Tộ. Đó là đường có bán nhiều sách mặc dù chỉ là nhưng quầy sách vỉa hè kiểu như của o Trúc trong bộ phim dài nhiều tập “Bỗng dưng muốn khóc”. Ở đó, rất nhiều người đã gặp nhau trong buổi chiều tà khi cùng chung ý tưởng tìm kiếm hay sưu tập một vài cuốn sách cũ bổ sung cho tủ sách gia đình. Đường phố thoáng rộng lại nằm ở một vị trí nếu như có nhiều người đi bộ qua lại thì cũng không quá ảnh hưởng đến nỗi làm ách tắc giao thông phố thị. Đường Nguyễn Trường Tộ có dãy nhà tập thể, nơi có “gác nhỏ” nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thời ở Huế. Đó cũng là một trong những nơi tập trung nhiều quán cà phê nhất của Huế. Không chỉ có đường Nguyễn Trường Tộ, ở Huế có những con đường cũng có thể trở thành đường sách, như Nguyễn Đình Chiểu nơi bờ nam sông Hương hay một vài tuyến đường nằm trong Đại Nội.

Bỏ qua những đường sách mở ra vào các dịp lễ, tết với trống giong cờ mở, khách nườm nượp vào ra vài ngày rồi kết thúc. Một đường sách cố định được nhiều người liên tưởng đến hình ảnh con phố ẩm thực. Khác biệt là nó bày bán những món ăn tinh thần chứ không phải các thức ăn để khoái khẩu. Không chỉ bán sách, đây còn là nơi trao đổi sách của những người sưu tầm, nghiên cứu; hoặc mua bán sách cũ với giá hợp lý để cho mỗi quyển sách có giá trị đến đúng nơi mà người ta cần. Đường sách còn có thể bày bán các tác phẩm ảnh nghệ thuật, hàng lưu niệm… Trong khuôn viên của đường sách, vào những dịp lễ hội đặc biệt, có thể tổ chức cho công chúng yêu sách giao lưu, tiếp xúc trực tiếp với các tác giả mà họ từng đọc, từng yêu mến. Với chức năng đó, đường sách hứa hẹn sẽ là một điểm du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều du khách. Đó cũng là điều để có thể mơ tưởng về một con đường sách đúng nghĩa ra đời ở Huế.

Đan Duy

分享到: