HỌC “NGOẠI NGỮ” MỚI
>> Bài 1: Rào cản trong dạy và học tiếng Việt
>> Bài 2: Giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS
BP - Song song với việc dạy tiếng Việt cho học sinh,bxh giải vđqg bồ đào nha để nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số (DTTS), tại các trường dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh đang triển khai dạy tiếng DTTS cho giáo viên và cho chính các em người DTTS. Đây không chỉ là một chương trình giáo dục mà còn là một giải pháp văn hóa đậm chất nhân văn.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 6 trường dân tộc nội trú, trong đó 3 trường phổ thông dân tộc nội trú THCS gồm: Bình Long, Lộc Ninh, Bù Đăng đã và đang tổ chức lớp học tiếng DTTS cho giáo viên và học sinh.
THẦY CÔ CÙNG HỌC
Đến Trường phổ thông Dân tộc nội trú THCS Lộc Ninh, chúng tôi thấy cô Phạm Ngọc Trâm, Hiệu trưởng trường đang cầm tập tài liệu tiếng Khơme. Hai quyển “Tài liệu học vần chữ Khơme” tập 1 và 2, một quyển giáo trình của Bộ GD-ĐT, một quyển “Đàm thoại Việt - Khơme” của tác giả Ngô Chân Lý được cô Trâm đặt trên bàn làm việc hằng ngày. Phổ thông dân tộc nội trú THCS Lộc Ninh là trường có học sinh thuộc 4 thành phần dân tộc, trong đó người Khơme khoảng 60% nên Ban giám hiệu quyết định chọn ngôn ngữ này dạy cho cả học sinh và giáo viên. Là huyện giáp biên giới Campuchia nên tiếng Khơme trở nên phổ biến, việc học ngôn ngữ này cần thiết. Năm 2011, thực hiện chỉ đạo của Sở GD-ĐT, trường mở lớp dạy 2 buổi/tuần cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và năm 2013 mỗi tuần một buổi đối với học sinh từ lớp 6 đến lớp 9.
Giáo viên, cán bộ, nhân viên Trường phổ thông Dân tộc nội trú THCS Lộc Ninh trong buổi học tiếng Khơme và xem như học môn ngoại ngữ mới