Từ tháng 1-1960,ếndịmarseille – lens Cơ quan Tình báo Mỹ (CIA) bắt đầu tuyển mộ, huấn luyện lực lượng là những người Cuba phản cách mạng đang sống lưu vong tại Hoa Kỳ và thành lập “Hội đồng cách mạng Cuba”. Đêm 14-4-1961, khoảng 164 người Cuba sống lưu vong được tàu khu trục Mỹ chở vào vịnh Guantanamo chờ thời cơ để tiến hành việc đổ bộ. Rạng sáng 15-4, từ Nicaragua, 8 máy bay ném bom B-26 của CIA chia thành 3 nhóm tấn công cùng lúc vào 3 sân bay của Cuba bằng bom, hỏa tiễn và súng máy. Cuộc tấn công này nhằm mục đích phá hủy tất cả máy bay vũ trang của Cuba, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đổ bộ. Cũng đêm 15-4, một nhóm người Cuba sống lưu vong đổ bộ nghi binh vào địa điểm mới gần Baracoa nhưng không thành công. Đêm 17-4, CIA tổ chức 2 nhóm đổ bộ với 5 người nhái mở đường, xâm nhập vào Vịnh con lợn. Nhóm thứ nhất gồm 4 tàu vận tải chở khoảng 1.300 bộ binh người Cuba sống lưu vong, cùng xe tăng và các loại xe bọc thép. Địa điểm đổ bộ chính tại Bãi xanh biển (Playa Girón). Nhóm thứ 2 đổ quân tại Playa Larga (Bãi đỏ). Rạng sáng 18-4, không quân Cuba bắt đầu tấn công vào đội tàu của bọn lưu vong tại Bãi đỏ. Súng máy, hỏa tiễn của không quân Cuba tiêu diệt 180 lính Cuba sống lưu vong. Cùng lúc này, 2 máy bay B-26 của lực lượng đổ bộ đã bắn chìm 1 tàu tuần dương của hải quân Cuba. Đến 8 giờ cũng ngày, hơn 200 lính Cuba sống lưu vong nhảy dù xuống mặt đất nhằm phong tỏa các tuyến đường xung yếu quanh Bãi đỏ. Quân đội và nhân dân Cuba sử dụng xe tăng, pháo tự hành tổ chức đánh trả. Nhân dân Cuba đã đập tan 3 cuộc tập kích bằng máy bay của phản loạn vào các sân bay chiến lược nội địa. Trưa 18-4, quân đội Cuba đã chiếm được Bãi đỏ. Ngày 21-4, quân đổ bộ được tăng cường thêm nhiều tàu khu trục, tàu ngầm và thủy phi cơ nhưng bị xe tăng, pháo lớn của quân đội Cuba từ trong đất liền bắn nên buộc chúng phải rút lui. Theo các nhà sử học, thất bại của cuộc xâm lược này đã làm cho dư luận quốc tế lên án Mỹ ngày một gay gắt. Trong khi đó, chính quyền cách mạng Cuba càng củng cố được vai trò, vị thế của mình không chỉ với trong nước mà còn đối với cộng đồng quốc tế và phong trào vô sản trên thế giới. Đặc biệt, chính nhờ thắng lợi của cách mạng Cuba trong Chiến dịch Zapata này đã đẩy nước Mỹ chạy đua vũ trang, dẫn đến cuộc khủng hoảng tên lửa sau đó không lâu. T.P (Trích các sự kiện nổi bật trong lịch sử) |