发布时间:2025-01-10 23:11:51 来源:Empire777 作者:Cúp C2
Đây là đánh giá về tiềm năng của cổ phiếu ngành bảo hiểm của bà Nguyễn Thu Hà – Trưởng phòng Phân tích cổ phiếu,ếhoạchtăngvốncủacáccôngtybảohiểmsẽtăngtínhhấpdẫnchocổphiếbóng đá lưu hôm nay Trung tâm Phân tích và Tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research) khi trao đổi với phóng viên TBTCVN.
Bà Nguyễn Thu Hà – Trưởng phòng Phân tích cổ phiếu SSI Research. |
* PV:Thưa bà, dù kết quả kinh doanh các doanh nghiệp bảo hiểm chịu tác động khá mạnh vì đại dịch Covid-19, tuy nhiên, nhiều cổ phiếu ngành bảo hiểm vẫn tăng trưởng khá tốt trong năm 2021 vừa qua. Bà có thể cho biết nhận xét đánh giá của mình về cổ phiếu ngành này trong năm qua? Đâu là nguyên nhân giúp cổ phiếu ngành này tăng trưởng?
Bà Nguyễn Thu Hà: Cổ phiếu ngành bảo hiểm tăng 10,5% trong 2021, thấp hơn so với VN-Index là 23%. Tuy nhiên, kết quả này hoàn toàn là do một doanh nghiệp đầu ngành bị giảm. Diễn biến giá của các công ty bảo hiểm niêm yết còn lại là rất thuận lợi so với cùng kỳ, như: PTI (+168%); VNR (+94%); và BMI (+85%). Mức tăng giá mạnh của nhóm cổ phiếu bảo hiểm diễn ra trong quý III/2021. Đây cũng là thời điểm mà doanh thu phí bảo hiểm bị ảnh hưởng khá nặng, nhưng ngược lại lợi nhuận hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng trưởng rất tốt do tỷ lệ bồi thường và tỷ lệ kết hợp trong giai đoạn này đều ở mức thấp chưa từng có do không có/hoãn yêu cầu bồi thường trong giai đoạn giãn cách xã hội.
Ngoài ra, trong tháng 8/2021, tỷ lệ sở hữu nước ngoài (FOL) đối với các doanh nghiệp ngành bảo hiểm cũng được chính thức xác nhận. Động thái này đã gỡ bỏ khó khăn của nhiều công ty bảo hiểm trong những năm qua khi có kế hoạch tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (BMI, PTI, PGI). Sau đó, một số công ty đã báo cáo về việc điều chỉnh tỷ lệ FOL với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước lên 100% (PTI, PVI, PRE) và 49% (BVH).
Yếu tố bất ngờ trong 2022 với các doanh nghiệp bảo hiểm có thể đến từ sự thành công của kênh bán hàng online. Ảnh: Duy Dũng. |
* PV:Bà dự báo thế nào về cơ hội tăng trưởng cổ phiếu ngành bảo hiểm trong năm 2022? Đâu là các yếu tố có thể tác động tới cổ phiếu ngành này trong thời gian tới?
Bà Nguyễn Thu Hà: Theo quan sát của chúng tôi trong quá khứ, giữa yếu tố về cơ bản (tăng trưởng lợi nhuận) và yếu tố hỗ trợ liên quan đến thoái vốn, thì diễn biến giá cổ phiếu bảo hiểm phản ánh nhiều hơn với nhóm yếu tố thứ 2. Trong năm 2022, nhà đầu tư vẫn cần tiếp tục quan sát cả hai yếu tố này.
Xét về mặt cơ bản, mặc dù tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm sẽ hồi phục từ mức thấp của 2021, nhưng tăng trưởng lợi nhuận dự báo sẽ khiêm tốn do tỷ lệ bồi thường có thể quay về mức bình thường trong năm 2022. Yếu tố bất ngờ có thể đến từ sự thành công của kênh bán hàng online với những thay đổi về quy định (giấy chứng nhận điện tử). Nếu doanh thu kênh online tăng mạnh, chi phí trung gian (cho đại lý, môi giới) có thể được tiết giảm dần dần. Mặc dù vậy, đây là yếu tố hỗ trợ về dài hạn nhiều hơn vì sự đóng góp của kênh online trong tổng doanh thu phí còn khá nhỏ. Do đó, chúng tôi có quan điểm trung lập về triển vọng lợi nhuận của nhóm cổ phiếu bảo hiểm trong 2022.
Xét về các yếu tố hỗ trợ, vẫn có những cổ phiếu bảo hiểm nằm trong kế hoạch thoái vốn của nhà nước hay lên kế hoạch phát hành cho cổ đông chiến lược, và do đó sẽ thu hút dòng tiền trong năm 2022.
* PV:Một số ý kiến cho rằng, cũng giống như thị trường chứng khoán nói chung, cổ phiếu ngành bảo hiểm cũng sẽ có sự phân hóa tương đối rõ nét trong năm 2022 theo những câu chuyện riêng. Quan điểm của bà thì thế nào? Đâu là câu chuyện của một số các doanh nghiệp bảo hiểm có thể tăng lực hấp dẫn đối với dòng tiền trong thời gian tới, thưa bà?
Bà Nguyễn Thu Hà:Năm 2022 không còn là một năm đầu tư quá dễ dàng trên thị trường chứng khoán. Trong từng ngành sẽ đều có sự phân hóa khá lớn giữa các cổ phiếu. Như đã đề cập, các câu chuyện trong ngành bảo hiểm vẫn xoay quanh các thương vụ thoái vốn của Nhà nước và phát hành mới cho cổ đông chiến lược để tăng vốn.
* PV:Dự thảo Luật Kinh doanh Bảo hiểm (sửa đổi) đang được hoàn thiện, có thể sẽ được Quốc hội thông qua và ban hành cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành luật sau đó. Có thể chưa có tác động tức thì lên thị trường, nhưng đây là cơ hội lớn cho tăng trưởng toàn ngành bảo hiểm trong những năm tiếp theo. Bà đánh giá về những điểm mới của dự thảo Luật? Chúng ta kỳ vọng gì về những tác động tích cực của khung pháp lý mới lên thị trường bảo hiểm nói chung và các cổ phiếu ngành này?
Bà Nguyễn Thu Hà: Nhìn chung, bản dự thảo Luật sửa đổi cho phép các công ty bảo hiểm tự chủ hơn trong hoạt động kinh doanh, trong đó các cơ quan quản lý sẽ không can thiệp quá sâu về mặt kỹ thuật vào hoạt động của các công ty bảo hiểm như trước đây. Thay vào đó, vai trò của cơ quan quản lý sẽ là ưu tiên quản lý giám sát, thúc đẩy tính minh bạch và sự phát triển lành mạnh của thị trường bảo hiểm.
Điểm đáng chú ý nhất là việc đưa ra tỷ lệ an toàn vốn (có thể theo mô hình quản lý vốn dựa trên rủi ro RBC) cùng với các yêu cầu khắt khe hơn về việc công bố thông tin. Chúng tôi cho rằng dự thảo sửa đổi luật này là một bước tích cực cho sự phát triển dài hạn của ngành bảo hiểm.
Với những thay đổi về mô hình quản lý vốn, có thể sẽ có áp lực đẩy nhanh việc tăng vốn tại một số công ty bảo hiểm nhất định. Với tiềm năng tăng trưởng dài hạn của ngành là rất lớn, những kế hoạch tăng vốn của các công ty bảo hiểm sẽ thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư, tăng tính hấp dẫn của cổ phiếu bảo hiểm.
* PV:Xin cảm ơn bà!
相关文章
随便看看