会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bxh fifa thế giới】Doanh nghiệp gỗ cần "nhìn về một hướng" để phát triển!

【bxh fifa thế giới】Doanh nghiệp gỗ cần "nhìn về một hướng" để phát triển

时间:2025-01-10 18:21:03 来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:651次

doanh nghiep go can quotnhin ve mot huongquot de phat trien

Sử dụng sản phẩm gỗ hợp pháp hiện đã trở thành yêu cầu bắt buộc ở hầu hết các quốc gia. Ảnh: N.Hiền.

Tại Diễn đàn doanh nghiệp “Kết nối vì mục tiêu phát triển bền vững ngành chế biến gỗ” do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES),ệpgỗcầnampquotnhìnvềmộthướngampquotđểpháttriểbxh fifa thế giới Hội mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA Bình Định) phối hợp với Tổ Chức Forest Trends tổ chức cuối tuần qua, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến nhằm thúc đẩy sự liên kết hướng tới phát triển bền vững ngành gỗ.

Khó do không có liên kết

Ông Tô Xuân Phúc, đại diện VIFORES cho hay, hầu hết DN trong ngành chế biến gỗ của Việt Nam có xu hướng muốn làm từ A tới Z, dẫn tới sự dàn trải trong đầu tư, công nghệ không đồng bộ và không hình thành được đội ngũ lao động chuyên môn sâu. Cụ thể, hầu hết các DN chế biến gỗ hiện đều phải dự trữ nguyên liệu gỗ đầu vào, do đó đòi hỏi phải có nguồn lực rất lớn. Có tới 60-70% vốn liếng của DN phải dành cho khâu dự trữ nguyên liệu. Điều này khác hẳn với ngành gỗ của một số quốc gia khác. Cụ thể, một DN Trung Quốc mỗi ngày xuất 60 container đồ gỗ cần dự trữ khoảng 2.000 m3 gỗ xẻ nguyên liệu. Trong khi đó, nếu xuất 10 container/ngày, DN Việt Nam phải dự trữ lượng gỗ lên tới 10.000 m3. Nguyên nhân của tình trạng này là do ngành gỗ Việt Nam chưa hình thành các DN chuyên phụ trách khâu dự trữ nguyên liệu và cũng chưa có liên kết giữa các DN dự trữ với DN chế biến.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Điền Quang Hiệp, Giám đốc Công ty Minh Phát cho hay, không ít DN đã từng đạt tới đỉnh cao trong kinh doanh nhưng cũng phải phá sản. Nếu không sớm liên kết, ngành gỗ cũng sẽ đi theo con đường đó. Hiện việc liên kết với các hộ trồng rừng là vấn đề sống còn của DN chế biến bởi tình trạng giá gỗ nguyên liệu bấp bênh đang gây ra rất nhiều khó khăn. Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2017, giá gỗ cao su nguyên liệu đã tăng 30-40% và vẫn đang tiếp tục tăng. “Các nước gần chúng ta như Malaysia, Thái Lan đã có chính sách rất rõ cho nguyên liệu gỗ còn chúng ta vẫn đang suy nghĩ và không biết phải suy nghĩ đến lúc nào. Chúng ta đều là những DN nhỏ, nếu không liên kết thì sao có thể cạnh tranh với các DN lớn của nước ngoài?” – ông Hiệp băn khoăn.

Lý giải về vấn đề giá gỗ cao su, bà Trần Thị Thúy Hoa, Trưởng ban tư vấn phát triển ngành cao su, Tập đoàn Cao su Việt Nam cho hay, hiện việc thanh lý cây cao su đều tập trung vào một thời điểm nhất định do phụ thuộc vào mùa vụ nhằm tiết kiệm chi phí tái canh và tận dụng được sản lượng mủ cao su khai thác. Trong khi đó gỗ cao su có đặc điểm là sau khi cưa 3 ngày nếu không được đưa vào sơ chế sẽ không sử dụng được. Chính điều này đã dẫn tới việc nguồn cung gỗ cao su không ổn định, kéo theo sự lên xuống bất thường của giá cả.

Cùng nhìn về một hướng

Trước những khó khăn của các DN trong ngành chế biến gỗ như trên, ông Phúc cho rằng cần phát triển 3 mô hình liên kết, bao gồm: Liên kết giữa công ty cung ứng nguyên liệu và công ty chế biến gỗ; liên kết giữa công ty chế biến, kinh doanh sản phẩm gỗ và các hộ thuộc làng nghề gỗ; liên kết giữa công ty chế biến gỗ và các hộ trồng rừng. Ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch VIFORES cho rằng, để liên kết thành công thì cần hội đủ cả ba yếu tố: Thứ nhất, cần một người sáng lập có tiềm lực đủ mạnh đứng ra làm đầu tàu; thứ hai, các bên phải liên kết trên tinh thần tự nguyên và cùng có lợi để duy trì sự liên kết bền vững; thứ ba là các chính sách khuyến khích của Nhà nước. Ví dụ ở Yên Bái, Hội Nông dân được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tỉnh Yên Bái ủng hộ, giao đất thì mới hình thành được mối liên kết 500 hộ hiện nay.

Trong khi đó, ở góc độ DN, ông Võ Quang Hà, Tổng Giám đốc Công ty Tân Vĩnh Cửu (Đồng Nai) cho rằng, để liên kết bền vững thì các DN cần cùng nhìn về một hướng và có sự phân chia rõ ràng theo từng khâu để tránh xảy ra mâu thuẫn. Khó khăn hiện nay là DN muốn liên kết nhưng không biết DN nào phù hợp với mình. Do đó, Hiệp hội cần đứng ra làm vai trò tập hợp. “Giống như huấn luyện viên của một đội bóng, Hiệp hội cần tìm ra những DN có cùng mục tiêu, có sự phù hợp sau đó tập hợp lại với nhau. Còn Nhà nước giữ vai trò như người tổ chức giải đấu để tạo ra được những mối liên kết lớn và bền vững” - ông Hà nói.

Liên quan đến liên kết hộ trồng rừng, ông Nguyễn Quang Vinh, đại diện VIFORES cho biết, phát triển trồng rừng có ý nghĩa hết sức quan trọng với ngành chế biến gỗ và dăm xuất khẩu của Việt Nam. Sử dụng sản phẩm gỗ hợp pháp hiện đã trở thành yêu cầu bắt buộc ở hầu hết các quốc gia, bao gồm cả Việt Nam. Sản phẩm gỗ hợp pháp cũng đáp ứng được toàn bộ các yêu cầu tại các thị trường khó tính như Hoa Kỳ (với Đạo luật Lacey Act) hoặc các nước EU (trong khuôn khổ của Quy định về Gỗ EUTR). Hiện khoảng 60-70% tổng lượng gỗ rừng trồng được khai thác hàng năm có nguồn gốc từ các hộ gia đình, phần còn lại do các công ty lâm nghiệp, các hợp tác xã. Điều này cho thấy hộ gia đình có vai trò chính trong việc cung gỗ rừng trồng cho ngành công nghiệp chế biến gỗ, do đó, việc liên kết giữa DN chế biến gỗ và các hộ trồng rừng là rất cần thiết. Hiện đã hình thành mô hình trồng rừng đạt chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) tại các hộ trồng rừng ở Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Quảng Trị…

Tuy nhiên, việc phát triển các mô hình này đang gặp phải không ít khó khăn. Bà Đào Thị Tâm, Chi hội Nông dân huyện Yên Bình, Yên Bái cho hay, các DN chỉ thu mua gỗ nguyên liệu đủ chất lượng và có kích thước lớn, phần gỗ có kích thước nhỏ, chất lượng kém, cành, ngọn các hộ dân phải tự tiêu thụ. Thông thường phần gỗ này chỉ được bán làm dăm, nguyên liệu giấy thậm chí làm củi với mức giá rất thấp. Ngoài ra, việc trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC đòi hỏi gỗ lớn với chu kỳ dài từ 8 đến 12 năm, trong khi trồng gỗ không chứng chỉ chu kỳ chỉ 5 đến 7 năm. Điều này đòi hỏi các hộ dân cần có nguồn vốn lớn, đồng thời ảnh hưởng tới sinh kế trong ngắn hạn của các hộ dân khi gỗ chưa tới kỳ khai thác. Trong khi nếu trồng gỗ thông thường các hộ dân còn có thêm thu nhập từ việc xen canh cây nông nghiệp như ngô, sắn, bầu, bí… trong thời gian đầu. Việc tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt của FSC cũng là việc rất khó khăn với các hộ dân. Ngoài ra, việc vận động nông dân tham gia trồng rừng FSC cũng gặp khó khăn do người dân chưa thấy được việc thu mua thực sự của DN mà chỉ nghe qua tuyên truyền của Hội Nông dân.

Ông Phạm Xuân Thịnh, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính – Tổng cục Lâm nghiệp cũng đặt vấn đề, hiện các DN đều rất muốn liên kết với hộ trồng rừng để có nguồn gỗ ổn định, thay vì dự trữ gỗ trong kho thì DN có thể dự trữ gỗ trong rừng. Nhưng liệu các DN đã đối xử với người nông dân như thể họ là người quan trọng trong mối liên kết này hay chưa, hay mới chỉ quan tâm tới lợi ích của mình. "Việc liên kết cũng giống như kết hôn, DN cần bỏ thời gian cho việc chăm sóc và chinh phục người nông dân” – ông Thịnh nói. Theo đó, DN cần trích một phần lợi nhuận để xây dựng một quỹ hỗ trợ nông dân trồng rừng làm chứng chỉ FSC. Sau khi thành công có thể nâng lên thành quỹ đầu tư, thay vì 5 năm nông dân thu hoạch gỗ thì dùng tiền đó đầu tư cho họ để kéo dài thêm 5-7 năm nữa

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, cần hình thành các cụm công nghiệp nhằm khuyến khích DN trong ngành tập trung vào một địa bàn, từ đó giúp cho việc chia sẻ thông tin, nguồn lực cũng như đơn hàng được thuận lợi hơn. Bà Trần Thị Thúy Hoa cho hay, ngành cao su đã tạo tập được những KCN cho các DN trong ngành với mạng lưới trải khá rộng tại các tỉnh phía Nam. Trong đó đã có những DN làm gỗ cao su từ vườn cây thanh lý tái canh để cho ra nguyên liệu gỗ cao su. “Các KCN này sẵn sàng hoan nghênh chào đón và sẽ có những chính sách ưu tiên cho các DN sản xuất liên quan tới gỗ cao su” - bà Hoa thông tin.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Ngày 6/1: Giá cà phê trong nước neo cao, hồ tiêu ở mức 150.000 đồng/kg
  • Bằng Kiều: Nghệ sĩ có thể bán được vé đêm nhạc ở Hà Nội đếm trên đầu ngón tay
  • Lần đầu hát tiếng Việt tại Miss Grand International, Quế Anh thể hiện thế nào?
  • Nữ NSƯT từng là tuyệt đỉnh giai nhân, nhận cả cân vàng cho mỗi vai diễn là ai?
  • Vàng được khai thác như thế nào?
  • Da Nang Downtown giảm 50% giá vé trải nghiệm trọn gói dịp Halloween
  • Biểu tượng phong cách quý cô sành điệu gọi tên áo khoác trench coat
  • Sao Hoa ngữ 16/10: ‘Phú Sát Hoàng hậu’ chia tay tình trẻ, Ngô Kinh thắng kiện
推荐内容
  • Thêm hàng loạt vết nứt lớn xuất hiện ở huyện biên giới Tuy Đức
  • Á hậu Việt kết hôn ở tuổi 38: Mẹ đơn thân nuôi 5 con, dư dả nhờ bán hàng online
  • Đếm ngược trước giờ sự kiện 'Chị đẹp Hải Phòng: Sáng tâm hồn
  • NSND Tự Long quỳ gối trước đàn em, Bằng Kiều nhảy hip hop trong chung kết
  • Công an An Giang truy tìm đối tượng nghi siết cổ con gái riêng của vợ
  • Rapper Negav rút khỏi concert 2 của 'Anh trai say hi' sau vụ vạ miệng