Trong tình trạng xâm hại trẻ em,ẻemlaođộngtráiphápluậtlàvấnđềnguyhiểnhận định bongda vấn đề lao động trẻ em làm việc trái pháp luật mới là nguy hiểm. Trẻ em như búp trên cành, biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan. Lao động trái pháp luật ở đây là như thế nào, phải xem mức độ.
Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển có ý kiến khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em, sáng 27/4.
Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển. |
Theo báo cáo của Chính phủ, từ 1/1/2015 đến 30/6/2019 có 8.442 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, xử lý, với 8.709 trẻ em bị xâm hại. Ngoài ra, còn 790.518 trẻ em lao động trái pháp luật; 156.932 trẻ bị bỏ rơi, bỏ mặc và khoảng 13.489 trẻ 15 tuổi tảo hôn.
Kêu khóc hàng ngày không ai biết
790.518 trẻ em lao động trái pháp luật, theo nhận định của Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển có lẽ cũng chỉ là tảng băng nổi.
Khẳng định công tác bảo vệ trẻ em chưa tốt, ông Hiển nhận xét: "Tôi thấy rất nhiều vụ trẻ em bị xâm hại, bị đánh đập, nhưng nhà trường đứng ngoài cuộc. Nhiều em bị đánh đập, nhưng đoàn thể, quần chúng ở đó không biết, chính quyền không biết, bị đánh hàng ngày, kêu khóc ầm ĩ nhưng không ai nói gì".
Cũng quan tâm đến con số 790.518 trẻ em lao động trái pháp luật, Phó chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nói, đây là số liệu rất lớn và đáng quan tâm, cần phải phân tích kỹ thêm.
Phòng ngừa là quan trọng nhất
Trong các giải pháp để phòng, chống xâm hại trẻ em, thì biện pháp phòng ngừa là quan trọng nhất, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến tham gia thảo luận.
Dẫn nhận định tại báo cáo kết quả giám sát là “chưa thống kê được số liệu trẻ em có nguy cơ bị xâm hại, nên chưa có biện pháp tương xứng, hiệu quả để phòng ngừa”, ông Chiến nói đây cũng là tồn tại rất lớn của công tác bảo vệ trẻ em.
Báo cáo có rất nhiều và rất đầy đủ các số liệu tình hình trẻ em bị xâm hại, nhưng tình hình và số liệu về trẻ em có nguy cơ bị xâm hại có bao nhiêu thì không cụ thể, ông Chiến băn khoăn.
Ông Hà Ngọc Chiến cũng lưu ý tới đây phải đặc biệt quan tâm đến nhóm trẻ em có nguy cơ cao bị xâm hại, nhất là các cháu hiện nay thiếu bố, thiếu mẹ, trẻ em lang thang cơ nhỡ. Phải nắm được số này, phải có biện pháp hỗ trợ can thiệp, phòng ngừa và có thể phải hoàn thiện thêm cả khuôn khổ pháp lý đối với nhóm này.
Đồng tình với nhận định tình hình xâm hại trẻ em còn diễn biến phức tạp, nghiêm trọng và có chiều hướng gia tăng, tuy nhiên ông Hà Ngọc Chiến đề nghị bổ sung một trong những nguyên nhân là sự gắn kết trong gia đình ngày càng lỏng lẻo.
"Sáng thì con cháu đi đến tối mới về, cơm nước xong có khi mỗi người ngồi góc ôm iPad hoặc điện thoại, cho nên gắn kết gia đình ngày càng lỏng lẻo", ông Chiến nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đề nghị bổ sung quy định về trách nhiệm của nhà trường trong việc rà soát, thống kê trẻ em có điều kiện hoàn cảnh đặc biệt và có nguy cơ cao bị xâm hại để có sự quan tâm, chú ý nhiều hơn và phối hợp cùng địa phương. Theo ông Tùng đấy là cách thức tổ chức phòng, chống hiệu quả hơn.