【kèo chelsea vs】Thủ công mỹ nghệ xuất khẩu: Chật vật tìm “bản sắc”

thu cong my nghe xuat khau chat vat tim ban sac

Các DN thủ công mỹ nghệ XK đang rất cần sự hỗ trợ để phát triển về mặt thiết kế và hiện đại hóa sản xuất. Ảnh: Danh Lam

Nỗ lực

Đối với sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam,ủcôngmỹnghệxuấtkhẩuChậtvậttìmbảnsắkèo chelsea vs nhiều chuyên gia đánh giá các mặt hàng rất đa dạng, phong phú, đạt chất lượng tốt do có tay nghề tốt và được phát huy từ truyền thống dân tộc. Vì thế, mặt hàng này khi XK ít nhiều cũng đã tạo được vị thế nhất định trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh từ các mặt hàng tương tự đến từ Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ… không hề nhỏ, buộc các DN chuyên sản xuất và XK các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, sơn mài, mây tre đan… phải tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh.

Nói về vấn đề này, ông Trần Văn Hội, Giám đốc Công ty TNHH thương mại dịch vụ XNK Âu Á cho hay, các mặt hàng Trung Quốc thường được sản xuất hàng loạt nên có giá thành rất rẻ nhưng chất lượng lại thua xa. Vì thế, Công ty cố gắng tiết giảm chi phí, chịu giảm lãi từ 25% xuống 10-15%, thậm chí 5% để mang đến giá thành ưu đãi cho khách hàng. Hơn nữa, Công ty còn chú trọng nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ thiết kế. Bên cạnh việc đưa ra mẫu mã sản phẩm do khách hàng yêu cầu để phù hợp với thị hiếu riêng của quốc gia đó, Công ty còn tích lũy kinh nghiệm, tìm kiếm khách hàng để giới thiệu được những sản phẩm tự thiết kế và đã nhận được sự quan tâm của khách hàng. Đây chính là động lực để Công ty tiếp tục phát huy.

Cũng tương tự, theo bà Đào Thu Hà, Giám đốc Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Bàn tay Việt, để tăng lợi thế cạnh tranh và sự hứng thú của DN nước ngoài với các sản phẩm thủ công, Công ty đã cố gắng mang đến cho các sản phẩm những đặc trưng của văn hóa Việt Nam cùng sự chế tác tinh xảo, chất lượng tốt mà giá thành hợp lý. Bên cạnh đó, Công ty lựa chọn hình thức bán hàng qua các kênh thương mại điện tử giúp tăng hiệu quả quảng bá và tối giản chi phí.

Đánh giá về nỗ lực tìm kiếm “bản sắc” của các DN thủ công mỹ nghệ Việt Nam, ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho biết, các DN vẫn còn trong tình trạng “bán cái mình có” chứ chưa phải “bán cái khách hàng cần”, trong khi các mặt hàng tương tự của Trung Quốc liên tục thay đổi mẫu mã, sản xuất hàng loạt với giá rẻ nên thu hút khách hàng hơn. Đứng trước thách thức như thế và áp lực đến từ các Hiệp định Thương mại tự do, nhiều DN đã có thay đổi. Ví dụ như một số DN sản xuất, XK gốm sứ tại Bát Tràng đã sản xuất theo yêu cầu, tạo thêm hoa văn, kiểu dáng theo văn hóa của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… để hấp dẫn khách hàng nước đó.

Không dễ

Dù nhìn nhận được thực tế khó khăn của hàng thủ công mỹ nghệ XK, nhưng số lượng các DN cố gắng nâng cao sức cạnh tranh chưa nhiều bởi nếu chỉ một mình DN nỗ lực là chưa đủ. Ông Trần Quốc Mạnh, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM đánh giá, DN thủ công mỹ nghệ Việt Nam thường là các DN nhỏ và siêu nhỏ nên không đủ vốn đầu tư cho đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp. Mặc dù Bộ Công Thương, các hiệp hội ngành nghề đã có nhiều hỗ trợ nhưng vẫn chưa đủ đối với vấn đề yếu kém nhất này.

Đồng quan điểm, ông Lưu Duy Dần nhận xét, các DN thủ công mỹ nghệ còn đang yếu về mọi mặt, chưa có tư duy đổi mới. Mới đây, một số DN của một làng lụa nổi tiếng tại Hà Nội mang hàng đi trưng bày, giới thiệu tại hội chợ ở châu Âu, các mặt hàng vẫn chỉ là những chiếc khăn vải, hàng tơ lụa theo kiểu truyền thống vốn có từ rất lâu trước đây nên đã không thu hút được khách hàng.

Còn theo đại diện Công ty TNHH sản xuất tre sơn mài XK Hạ Thái, tình hình XK đi một số nước đang gặp khó khăn mặc dù Công ty rất tích cực mở rộng thị trường, đa dạng hóa hình thức marketing. Riêng việc phát triển mẫu mã cũng chưa có nhiều đột phá do thiếu năng lực về vốn, tay nghề lao động. Hơn nữa, nếu DN phát triển mẫu mã như thế nào, chỉ cần qua một thời gian hoặc qua các kỳ triển lãm, hội chợ là thị trường sẽ xuất hiện hàng loạt sản phẩm tương tự.

Chính từ những khó khăn trên, theo ý kiến của ông Trần Quốc Mạnh, Nhà nước cần phải hình thành một trung tâm hỗ trợ các DN có ý tưởng, có khách hàng nhưng lại thiếu vốn để sản xuất ra sản phẩm. Bởi theo ông Trần Văn Hội, giá nhân công và giá nguyên liệu đầu vào ngày càng cao nên DN rất cần nguồn vốn để phát triển, sản xuất được sản phẩm thì từ đó mới mang được hàng đi XK.

Đánh giá về tiềm năng của việc hàng thủ công mỹ nghệ XK với mẫu mã riêng, ông Trần Quốc Mạnh cho rằng, nếu có thêm việc thiết kế mẫu mã độc đáo hơn, DN không chỉ nhận được sự quan tâm từ khách hàng mà giá trị gia tăng của sản phẩm có thể gấp 2-3 lần so với trước đây. Do đó, Nhà nước cần tăng cường đầu tư cho các chương trình hỗ trợ DN về mặt thiết kế và tổ chức lại cho các DN sản xuất thủ công mỹ nghệ mang tính hiện đại hơn để nâng cao năng suất, đủ sức cạnh tranh với hàng Trung Quốc.

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Tập 2 truyện tranh 'Tàn lửa' tiếp nối câu chuyện về niềm tin
下一篇:Agribank tặng thưởng 1 tỷ đồng cho Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam