您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【kết quả marinos】Tổng cục Thuế tổ chức tập huấn công tác xử lý nợ thuế

Cúp C126552人已围观

简介Thực hiện xử lý nợ thống nhất trong toàn ngành ThuếRốt ráo xử lý nợ thuế không có khả năng thu hồiTh ...

Thực hiện xử lý nợ thống nhất trong toàn ngành Thuế
Rốt ráo xử lý nợ thuế không có khả năng thu hồi
Thứ trưởng Trần Xuân Hà: Minh bạch xử lý nợ thuế,ổngcụcThuếtổchứctậphuấncôngtácxửlýnợthuếkết quả marinos phòng ngừa rủi ro với chính công chức thuế
1716 img 8336
Toàn cảnh Hội nghị tâp huấn tại Tổng cục Thuế. Ảnh TL.

Phát biểu tại hội thảo, ông Vũ Chí Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết: hàng năm bên cạnh việc có nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thành lập mới tham gia sản xuất kinh doanh, thì cũng có nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, mất khả năng thanh toán, phá sản, giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh, rời bỏ thị trường, nhưng chưa được xử lý nợ tiền thuế do không có quy định cụ thể để xử lý. Tiền nợ thuế của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã chết, mất tích, giải thể, phá sản, chấm dứt sản xuất kinh doanh, không còn đối tượng để thu, tồn tại kéo dài qua nhiều năm; tiền phạt chậm nộp và tiền chậm nộp tính 0,03%/ngày tăng lên, tính đến cuối năm 2019 đã chiếm 50,7% tổng số tiền nợ thuế của toàn ngành thuế quản lý.

Để giải quyết nợ đọng thuế không còn khả năng nộp ngân sách đã tồn tại qua nhiều năm này, Chính phủ đã trình Quốc hội khoá 14, kỳ họp thứ 8 thông qua Nghị quyết số 94 về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước.

“Nghị quyết có ý nghĩa hết sức quan trọng, sau nhiều năm Quốc hội mới có nghị quyết này, đây là văn bản quy định pháp luật, cơ sở pháp lý trong việc xử lý nợ đọng thuế cho người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước”, lãnh đạo Tổng cục Thuế khẳng định.

Nghị quyết gồm có 8 điều, trong đó đã quy định về phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc, đối tượng được xử lý, các biện pháp xử lý, thẩm quyền xử lý nợ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc xử lý nợ. Hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020 và được tổ chức thực hiện trong thời hạn 3 năm kể từ ngày có hiệu lực.

Tuy nhiên, theo ông Vũ Chí Hùng, việc thực hiện xử lý nợ phải đảm bảo chặt chẽ, căn cứ vào từng đối tượng, đáp ứng các điều kiện xử lý cụ thể về hồ sơ, thủ tục và thẩm quyền. Do đó Quốc hội đã giao cho Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định hồ sơ và trình tự thủ tục xử lý nợ.

Quá trình xây dựng Thông tư, Tổng cục Thuế đã thành lập Ban soạn thảo và dự thảo Thông tư gửi xin ý kiến các Cục Thuế và các đơn vị của Bộ Tài chính 3 lần. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các Cục Thuế, Tổng cục đã đưa ra bản dự thảo Thông tư lần thứ 4 và gửi lấy ý kiến các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố và cơ quan, tổ chức có liên quan và tiếp thu, giải trình, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Thông tư.

Ngày 15/7/2020, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 69/2020/TT-BTC quy định hồ sơ và trình tự, thủ tục xử lý nợ theo Nghị quyết số 94 của Quốc hội. Thông tư có 20 trang, gồm 6 chương, 25 Điều và 24 phụ lục mẫu biểu.

Thông tư của Bộ Tài chính đã quy định cụ thể thành phần hồ sơ khoanh nợ, xóa nợ cho 7 nhóm đối tượng được xử lý nợ theo Nghị quyết số 94; cũng như hướng dẫn cụ thể trình tự lập, xử lý hồ sơ tại từng cấp, từng bộ phận trong cơ quan thuế và quy định thời gian xử lý của từng khâu, từng cấp. Quy định hồ sơ và trình tự, thủ tục hủy khoanh nợ, xóa nợ cho từng trường hợp và chế độ thông tin, báo cáo.

Đến nay, Tổng cục Thuế tổ chức tập huấn để phổ biến cho cán bộ, công chức chủ chốt Cục Thuế các tỉnh, thành phố về việc thực hiện Nghị quyết số 94 của Quốc hội và Thông tư số 69 của Bộ Tài chính.

Đại diện Tổng cục Thuế cũng cho biết, ý kiến của các địa phương tham luận tại hội nghị sẽ được ghi chép, tổng hợp đầy đủ. Những ý kiến xác đáng sẽ được báo cáo các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn, phổ biến chung trong toàn ngành.

Tags:

相关文章