1. Khoai tây mọc mầm
Trong điều kiện bình thường,ạithựcphẩmdễgâyđộcchếtngườitrongcănbếpnhàbạkết quả wellington phoenix khoai tây chứa nhiều tinh bột và chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, khi khoai tây mọc mầm, chất glycoalkaloids tích tụ trong lá, thân và mầm khoai tây có thể gây chuột rút, tiêu chảy, đau đầu, hôn mê và thậm chí tử vong.
Chất độc trong khoai tây mọc mầm có thể gây tử vong
Theo lý giải của các nhà khoa học, thông thường một số loại rau củ tự nhiên có thể tạo ra chất đề kháng nhằm chống lại nấm và sâu bệnh, đây là một phản ứng tự về tự nhiên. Khoai tây cũng vậy, nó tự tạo ra chất diệt trùng và chống nấm thiên nhiên tên là solanine và chaconine. Ở điều kiện bình thường hàm lượng chất solanine và chaconine trong củ khoai tây rất ít, trong 100 gr khoai mới có 10 mg nên không gây ngộ độc. Khi khoai tây mọc mầm thì hình thành lượng chất này cao, có khả năng gây ngộ độc cho người nếu ăn phải. Đặc biệt những chất này tập trung vùng vỏ khoai có màu xanh, tím.
Theo National Tropical Botanical Garden, khi bị trúng độc khoai tây, người bệnh có biểu hiện khô cổ họng, khó thở, nôn mửa, tê lưỡi, đau bụng tiêu chảy, chóng mặt… Trường hợp nặng thì nhiệt độ cơ thể tăng cao đột ngột, sau đó co giật, hôn mê, suy hô hấp, thậm chí tử vong. Để đảm bảo an toàn, bà nội trợ tốt nhất nên vứt bỏ những củ khoai tây đã nảy mầm.
2. Mật ong nguyên chất
Grayanotoxin trong mật ong thô chưa qua quá trình xử lý độc tố có thể dẫn đến chóng mặt, đổ nhiều mồ hôi, buồn nôn và nôn kéo dài 24 tiếng. Chỉ với 1 thìa grayanotoxin cũng có thể gây ra các triệu chứng trên.
Ngoài ra, không nên dùng trong các trường hợp ỉa chảy hoặc đầy bụng. Tuy là chất dinh dưỡng tốt nhưng không nên dùng mật ong cho trẻ nhỏ. Mật ong dễ bị trực khuẩn tấn công, chúng sinh sôi nảy nở và thải ra chất độc. Người lớn có sức đề kháng tốt nên ít khi phát bệnh như trẻ nhỏ. Các nghiên cứu khoa học cho thấy lượng độc tố do 2.000 trực khuẩn sinh ra có thể làm chết 1 đứa trẻ nặng 7kg.
Khi mật ong xuất hiện các bọt khí thì không nên để lâu. Trong mật ong có một lượng đường khá lớn nên nó có tính hút nước. Do sơ suất trong bảo quản, lượng nước trong mật ong tăng lên, nếu vượt quá 20% thì làm cho nấm men phát triển nhanh và phân giải các thành phần dinh dưỡng của mật khiến mật bị biến chất. Bọt khí xuất hiện là một dấu hiệu chứng tỏ sự biến chất này. Mật tuy không phải là hỏng hẳn nhưng sẽ không giữ được lâu.
Không bảo quản mật ong trong các đồ đựng bằng kim loại, vì trong mật ong có acid hữu cơ và đường, dưới tác dụng của men, một phần các chất này biến thành acid etylenic. Chất này ăn mòn lớp ngoài kim loại và làm tăng thêm hàm lượng kim loại trong mật ong, làm mật biến chất. Thành phần dinh dưỡng của mật ong bị phá hoại, người dùng dễ trúng độc với các biểu hiện lợm giọng, nôn mửa…
3. Cá ngừ
Cá ngừ là một loại thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên mối nguy hiểm trong cá ngừ đó là thủy ngân mà cá hấp thụ ngoài tự nhiên. Nếu ăn vào, thủy ngân có thể đi qua thận hoặc đến não gây điên loạn. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo không nên cho trẻ em và phụ nữ mang thai ăn cá ngừ, cũng không nên ăn quá nhiều cá ngừ để tránh bị nhiễm độc thủy ngân.
Cá ngừ dễ bị nhiễm độc thủy ngân
Theo khuyến cáo của DS Phan Đức Bình, phó chủ tịch Hội Người tiêu dùng TPHCM, cá ngừ cũng là một loại thực phẩm dễ gây ngộ độc, người có cơ địa dị ứng, trẻ nhỏ, trước khi ăn cá ngừ nên thử một chút, nếu có biểu hiện bất thường thì không nên ăn. Ngoài ra, để loại trừ enzym và histamin độc của cá ngừ, khi làm cá ngừ, nên chẻ đôi con cá theo đường xương rồi cắt khúc cỡ 10cm và ướp 30 phút với gừng tươi (1kg cá cần khoảng 50g gừng tươi) băm nhỏ, tra gia vị rồi mới kho nấu. Khi kho nấu, lúc đầu cho lửa riu riu vài chục phút rồi mới cho lửa cháy mạnh, vì enzym phân giải protein của gừng hoạt động tốt nhất ở 600C.
4. Củ sắn
Củ sắn là loại rau nhiệt đới có nguồn gốc từ Nam Mỹ được ưa chuộng ở châu Phi khi được chế biến thành loại nước ép gọi là Piwarry. Tuy nhiên, lá và rễ sắn lại chứa nhiều cyanide có thể giết chết bạn chỉ sau vài miếng cắn.