发布时间:2025-01-10 22:47:13 来源:Empire777 作者:La liga
Để có được những bước phát triển như hôm nay,ămchứngkhoánViệtNamCùngdựngxâycùngpháttriểket qua hang 2 duc cùng với nỗ lực của cả hệ thống chính trị, là sự trực tiếp vào cuộc, cùng chung sức, chung lòng của các nhà tạo lập thị trường, các định chế và thành viên thị trường, các doanh nghiệp và các nhà đầu tư…
* PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH SỞ GDCK TP. HỒ CHÍ MINH (HOSE) LÊ HẢI TRÀ:
Kỳ vọng đến năm 2020, vốn hóa thị trường cổ phiếu sẽ đạt 60% GDP
Thị trường cổ phiếu đã không ngừng phát triển trong thời gian qua cả về quy mô, chất lượng.
Vốn hóa của thị trường cổ phiếu có sự tăng trưởng vượt bậc, tính đến cuối năm 2015, mức vốn hóa của toàn thị trường đã đạt 1.360 nghìn tỷ đồng. Tính đến tháng 10/2016, vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 39% GDP, tăng 142 lần so với năm 2005 và tăng 2,2 lần so với năm 2010.
Thanh khoản thị trường cũng được cải thiện mạnh mẽ với giá trị giao dịch cổ phiếu bình quân đạt 2.500 tỷ đồng/phiên (2015). Thị trường đã thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp lên niêm yết, từ việc chỉ có 2 doanh nghiệp năm 2000, đến nay, con số này đã là khoảng 700 doanh nghiệp. Riêng trong năm 2006, nhờ có chính sách và chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, số doanh nghiệp niêm yết mới đã tăng gấp đôi so với con số của 5 năm trước cộng lại. Đến nay, TTCK là điểm đến của rất nhiều doanh nghiệp bởi thị trường thực sự là nơi giúp họ huy động vốn, tăng tính minh bạch. Giai đoạn 2014 - 2015, mức thanh khoản duy trì ở mức 42 - 54% trên tổng giá trị vốn hóa thị trường. Mức này có “nhỉnh” so với mức bình quân 38% (2015) của các sở GDCK ASEAN.
Thị trường cổ phiếu đã đạt tốc độ tăng trưởng trung bình gần 50%/năm trong 10 năm trở lại đây. Điều này cho thấy, TTCK ngày càng có vai trò quan trọng và góp phần định hình cấu trúc hệ thống tài chính hiện đại theo thông lệ các thị trường phát triển, qua đó bảo đảm sự ổn định, bền vững của hệ thống tài chính.
Cùng với đó, tính minh bạch của các công ty niêm yết đã có sự cải thiện đáng kể, trong đó doanh nghiệp đã bắt đầu để ý đến quản trị công ty, phát triển bền vững. TTCK cũng đã thể hiện được vai trò rất tốt trong công tác thúc đẩy quá trình cổ phần hóa hiệu quả hơn.
TTCK cũng đã có bước tiến tương đối rõ nét trong vấn đề hợp tác quốc tế, hội nhập. Việt Nam cùng với các thị trường ASEAN khác đã tạo lập Diễn đàn thị trường vốn ASEAN nhằm hướng tới một thị trường vốn ASEAN đủ tầm cỡ về quy mô để thu hút các nhà đầu tư lớn trên thế giới.
Trong thời gian tới, chúng tôi kỳ vọng TTCK Việt Nam sẽ sớm được nâng hạng lên mới nổi - đây là sẽ một bước thay đổi rất quan trọng về “chất” và vị thế thị trường Việt Nam. Chúng tôi cũng đặt mục tiêu đến năm 2020, quy mô thị trường cổ phiếu sẽ tăng gấp đôi hiện nay, đạt khoảng 60% GDP. TTCK sẽ khẳng định vững chắc hơn vai trò là huy động, phân bổ vốn trong nền kinh tế bên cạnh kênh ngân hàng; mặt khác sẽ là một công cụ để đầu tư, tích lũy tài sản của người dân.
* PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC SỞ GDCK HÀ NỘI (HNX) NGUYỄN ANH PHONG:
TTCK phái sinh sẽ góp phần đưa thị trường tài chính lên mức cao hơn
TTCK Việt Nam đã có những bước phát triển quan trọng. Trong thời gian tới, sự ra đời của TTCK phái sinh sẽ góp phần đưa thị trường tài chính Việt Nam lên một mức xếp hạng cao hơn, gia nhập sâu hơn vào quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế, tác động tích cực giúp tăng tính hiệu quả của thị trường cơ sở, thu hút dòng vốn nước ngoài trong môi trường khu vực và quốc tế cạnh tranh hiện nay.
Cùng với đó, có thể khẳng định TTCK phái sinh mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư (NĐT). Các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội tốt hơn để huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh khi thanh khoản thị trường tăng lên do NĐT, đặc biệt là các quỹ đầu tư lớn sẽ đầu tư mạnh mẽ hơn khi TTCK Việt Nam đã có các công cụ phòng ngừa rủi ro.
Bên cạnh đó, TTCK phái sinh được kỳ vọng sẽ làm tăng sức hấp dẫn cho TTCK, thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, sự ra đời của các công cụ phái sinh còn có thể phần nào giải quyết vấn đề thiếu hụt “room” cho khối ngoại.
Hiện nay, một số quỹ đầu tư quốc tế, ngân hàng đầu tư trên thế giới đều đã bày tỏ sự quan tâm tới tiến độ ra mắt TTCK phái sinh tại Việt Nam. Qua những lần tiếp xúc, chúng tôi cho rằng thị trường phái sinh sẽ thực sự hấp dẫn cộng đồng đầu tư nước ngoài.
Cho tới nay, cơ bản các chức năng tích hợp đã vận hành theo các yêu cầu của HNX và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD) và trong các tháng cuối năm, hai đơn vị chuyển sang giai đoạn kiểm thử với thành viên. Đến nay, có 22 thành viên gồm 16 công ty chứng khoán và 6 ngân hàng thương mại đã thực hiện kết nối với HNX và VSD. Hiện công tác chuẩn bị đang hoàn thiện những khâu cuối cùng và theo đánh giá của chúng tôi, việc đưa thị trường vận hành chính thức vào năm 2017 như lộ trình đã đề ra là hoàn toàn khả thi.
* TỔNG GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (VSD) DƯƠNG VĂN THANH:
VSD sẽ thực hiện tốt vai trò của mình trên cả TTCK cơ sở và phái sinh
Với 10 năm hoạt động và phát triển, là tổ chức hạ tầng non trẻ nhất của thị trường, nhưng chúng tôi luôn tự hào vì đã có những đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự trưởng thành và phát triển của TTCK ngày hôm nay.
Theo đó, VSD đã đảm bảo cho hệ thống đăng ký, lưu ký, thanh toán bù trừ của TTCK vận hành an toàn, nhịp nhàng, thông suốt và hiệu quả, ngay cả những thời điểm thị trường sôi động nhất.
Cùng với đó, đã tập trung xây dựng và phát triển thành công hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng của thị trường. Hiện nay, VSD đang hoàn tất dự án đầu tư xây dựng hệ thống bù trừ thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh và bổ sung chức năng hệ thống hiện hành để thực hiện thanh toán tiền giao dịch trái phiếu chính phủ từ ngân hàng thương mại sang Ngân hàng Nhà nước để đưa vào vận hành từ quý I/2017.
VSD cũng đã thiết lập được quan hệ đa chiều, nhiều tầng nấc với nhiều tổ chức, hiệp hội và diễn đàn chuyên ngành trong khu vực và quốc tế. Nhờ quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng, không những VSD học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn, mà còn giúp VSD nâng cao vị thế trên trường quốc tế.
TTCK phái sinh ra đời là tất yếu và sẽ là bước chuyển cả về chất và lượng của thị trường. Do vậy, VSD đã, đang và sẽ song hành việc xây dựng, hoàn thiện, phát triển cả thị trường cơ sở và phái sinh, nhằm đảm bảo cho TTCK nói chung vận hành thông suốt, an toàn, hiệu quả. Riêng đối với TTCK phái sinh, đến nay, các công tác chuẩn bị của VSD đang trong giai đoạn cuối cùng để sẵng sàng thực hiện bù trừ thanh toán an toàn, thông suốt các giao dịch chứng khoán phái sinh từ quý I/2017.
Có thể nói, riêng năm 2017, có thể sẽ là năm đầy thách thức với VSD, nhưng tôi tin rằng, với một tập thể đoàn kết, với những giá trị cốt lõi đã tạo dựng qua 10 năm phát triển, VSD sẽ thực hiện tốt vai trò của mình, đảm bảo an toàn cho các giao dịch trên cả TTCK cơ sở và phái sinh.
* TỔNG THƯ KÝ HIỆP HỘI THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM (VBMA) ĐỖ NGỌC QUỲNH:
Thị trường trái phiếu tiếp tục được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh mẽ
Trong khoảng 5 năm trở lại đây, thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện về cả số lượng và chất lượng, cơ bản đạt trước hạn các mục tiêu năm 2020 của Bộ Tài chính đặt ra.
Sự phát triển này đã góp phần hiện thực hóa chiến lược tái cấu trúc cơ cấu của thị trường tài chính Việt Nam lành mạnh hơn theo hướng tăng quy mô thị trường vốn dài hạn, giảm dần mức độ phụ thuộc của nền kinh tế vào duy nhất thị trường tín dụng ngân hàng.
Quy mô thị trường TPCP hiện nay ước đạt khoảng 24% GDP. Tốc độ tăng trưởng bình quân về quy mô trong 5 năm qua lên đến trên 30%/năm, cao nhất khu vực Đông Á; khối lượng trái phiếu phát hành sơ cấp và giao dịch thứ cấp TPCP trong giai đoạn này tăng bình quân gần 50%/năm.
Với mức độ tích tụ về quy mô đủ lớn, thị trường TPCP trở thành công cụ hữu hiệu cho Ngân hàng Nhà nước điều hành linh hoạt, hiệu quả chính sách tiền tệ thông qua hoạt động repo TPCP trên thị trường mở; hoặc mua đứt, bán đoạn TPCP với các ngân hàng thương mại để tác động vào cung tiền và lãi suất trong nền kinh tế.
Trong các năm tiếp theo, thị trường TPCP được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, vì dư địa của thị trường còn lớn. Cùng với đó, các chủ trương, chính sách của Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước,… cũng đang hướng tới việc thúc đẩy thị trường này phát triển mạnh hơn nữa.
* CHỦ TỊCH DRAGON CAPITAL DOMINIC SCRIVEN:
“Việt Nam đang đứng trước vận hội lớn hút vốn ngoại”
Trong vòng hơn 20 năm thành lập và phát triển của TTCK, số lượng các quỹ đầu tư thành công tại Việt Nam là không nhiều. Tuy nhiên, mức độ tham gia của khối ngoại tương đối ổn định và lớn, thể hiện qua việc dòng tiền ngoại vào thị trường khá ổn định và giá trị nắm giữ của khối ngoại trên TTCK Việt Nam. Do đó, ngành quản lý Quỹ nước ngoài tại Việt Nam đã có những đóng góp rất quan trọng trong việc phát triển thị trường.
Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa tỷ lệ nắm giữ 22% và 60% free float (cổ phiếu tự do chuyển nhượng) cho thấy ngành Quản lý quỹ chưa phát huy được đúng tiềm năng. Gần đây, khối ngoại đã bắt đầu quan tâm hơn đến thị trường Việt Nam do mức độ tăng trưởng ấn tượng của nền kinh tế và TTCK. Đây là yếu tố mấu chốt đưa Việt Nam vào trong tầm ngắm của nhiều quỹ đầu tư quốc tế, trong đó có nhiều quỹ có quy mô vốn lên đến hàng trăm tỷ USD.
Thời gian tới, việc nâng hạng TTCK Việt Nam lên mới nổi sẽ là một trong những cột mốc phát triển quan trọng, đặc biệt trong việc thu hút các quỹ đầu tư lớn phân bổ một phần danh mục đầu tư vào Việt Nam.
Việt Nam đang đứng trước vận hội lớn khi TTCK trở thành một kênh huy động vốn trung và dài hạn thay thế một phần cho thị trường ngân hàng. Việc Chính phủ quyết tâm đẩy mạnh quá trình thoái vốn nhà nước, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (đa dạng sản phẩm, công cụ phái sinh, tăng chất lượng hàng hóa…) là một bước đi quan trọng cho vận hội này.
* TỔNG GIÁM ĐỐC CTCP QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ VIỆT NAM (VFM) TRẦN THANH TÂN:
Ngành Quản lý quỹ Việt Nam còn rất nhiều dư địa phát triển
Ngành Quản lý Quỹ Việt Nam hiện nay đã qua giai đoạn đầu phát triển và đang dần đi vào ổn định hơn với sự ra đời của các loại hình quỹ đa dạng gồm quỹ đóng, quỹ mở, quỹ hoán đổi danh mục (ETF) và sắp tới là quỹ hưu trí. Mặc dù vậy, ngành Quản lý quỹ vẫn còn là ngành non trẻ khi chỉ mới hoạt động chưa đến 15 năm, nhưng đã phải trải qua nhiều sự biến động lớn.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, có thể thấy ngành Quản lý quỹ đã có các bước đi mới cùng với mô hình quỹ mở và đã dần tái lập được sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư. So với thị trường khu vực, tổng tài sản được quản lý ở Việt Nam chỉ nằm ở mức 2% của GDP, rất nhỏ so với các thị trường.
Bên cạnh đó, trong thời gian qua VFM cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm từ nhà đầu tư nước ngoài, đa số là nhà đầu tư tổ chức. Trong xu hướng biến động của kinh tế toàn cầu, dòng vốn ngoại đang có xu hướng tìm kiếm cơ hội ở các thị trường mới nổi và cận biên, trong đó có Việt Nam. Do đó, ngành Quản lý quỹ Việt Nam còn rất nhiều dư địa và tiềm năng để phát triển.
Song việc phát triển ngành Quản lý quỹ đòi hỏi nỗ lực lớn của cả hai phía, cả cơ quan quản lý và các công ty quản lý quỹ.
* TỔNG GIÁM ĐỐC CTCK BẢO VIỆT (BVSC) NHỮ ĐÌNH HÒA:
Doanh nghiệp nhà nước lên sàn sẽ hấp dẫn hơn với nhà đầu tư
TTCK ra đời, trở thành cầu nối, kênh giao dịch cho nhà đầu tư khi muốn mua bán cổ phiếu của các công ty cổ phần nói chung và công ty được cổ phần hóa. Thời gian qua, TTCK đã thể hiện được vai trò quan trọng, góp phần thúc đẩy quá trình cổ phần hóa, thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước.
Kể từ năm 2006 đến nay, hàng loạt các doanh nghiệp quy mô vốn lớn hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng như VSH, PPC, DPM, PVI, BVH, VCB, CTG, BID,… đã cổ phần hóa thành công, niêm yết, đăng ký giao dịch trên TTCK, thu hút lượng tiền lớn từ nhà đầu tư bên ngoài, trong đó có nhiều tổ chức đầu tư nước ngoài. Đặc biệt từ năm 2010, khi có kế hoạch tiếp tục thoái vốn nhà nước tại các công ty đã cổ phần hóa, TTCK thứ cấp đã là cầu nối cho các doanh nghiệp thoái các khoản vốn này như tại GEX, VSH…
Doanh nghiệp nhà nước có những lợi thế riêng có, tạo thành lợi thế hấp dẫn đối với nhà đầu tư trên thị trường trong thời gian tới, nhất là khi việc đấu giá, lên sàn được tiến hành công khai, minh bạch hơn.
* KẾ TOÁN TRƯỞNG CTCP TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐIỆN 4 (TV4) VŨ THÀNH DANH:
Doanh nghiệp lên sàn chứng khoán, cơ hội lớn hơn thách thức
TV4 là đơn vị thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam niêm yết trên sàn HNX vào ngày 22/7/2008. Trước khi lên sàn, khi còn là một doanh nghiệp nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chỉ thực hiện theo đúng Luật Doanh nghiệp, nên không chịu nhiều nghĩa vụ công bố thông tin. Tuy nhiên, khi thực hiện niêm yết cổ phiếu trên TTCK, bước đầu Công ty chúng tôi cũng đã gặp phải một số áp lực nhất định, cả về việc nâng cao chất lượng hoạt động lẫn tính minh bạch vì yêu cầu ngày càng cao.
Tuy nhiên, đó là thách thức nhưng cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp nói chung và TV4 nói riêng. TTCK đã giúp việc tiếp cận huy động vốn dài hạn hiệu quả, tạo cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động.
Bên cạnh đó, TTCK giúp các doanh nghiệp nâng cao uy tín, thương hiệu, hình ảnh,… và các giá trị thị trường khác. Đây là những yếu tố tích cực mà nhiều doanh nghiệp đã nhận được khi tham gia “sân chơi minh bạch” trên TTCK.
* CHỦ TỊCH HĐQT CTCP CƠ ĐIỆN LẠNH (REE) NGUYỄN THỊ MAI THANH:
TTCK luôn là người đồng hành…
Chúng tôi là một trong những doanh nghiệp cổ phần hóa đầu tiên nên việc được "mời" tham gia TTCK thời ấy đối với tôi vừa là vinh dự, vừa là cơ hội như "cá gặp nước". Bởi chúng tôi hiểu rằng TTCK không chỉ là nơi giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc huy động vốn mà còn tạo điều kiện cho cổ đông mua bán cổ phiếu khi cần.
Vì là doanh nghiệp đầu tiên niêm yết nên mọi quy trình, thủ tục gần như chưa có. Nhưng chúng tôi hầu như không gặp khó khăn trở ngại gì đáng kể vì đi đâu cũng được giúp đỡ rất tận tình. Mọi người đều cảm thấy vô cùng phấn khởi và không còn cảm thấy vất vả, vì lúc đó ai cũng hướng đến một mục tiêu lớn là ngày mở cửa của TTCK được thành công.
Chúng tôi kỳ vọng TTCK Việt Nam sẽ còn phát triển hơn nữa, có thể sánh ngang với các TTCK trong khu vực. Qua TTCK, chúng tôi sẽ có thêm cơ hội trong việc huy động vốn, mua bán và sáp nhập doanh nghiệp để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó đem lại lợi ích cao nhất cho cổ đông và xã hội. Đối với chúng tôi, TTCK luôn là người đồng hành, là "bà đỡ" cho doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.
* PHÓ GIÁM ĐỐC KHỐI DỊCH VỤ CHỨNG KHOÁN, CTCK SÀI GÒN (SSI) NGUYỄN DUY LINH:
Phải tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ trong thời gian tới
TTCK Việt Nam khởi đầu với chỉ 6 công ty chứng khoán (CTCK), tuy nhiên, sự bùng nổ của thị trường giai đoạn 2006 - 2007 đã tạo ra làn sóng thành lập CTCK mới, nâng số lượng CTCK lên tới 105 công ty vào cuối năm 2009. Trải qua nhiều biến động, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã, đang tiến hành tái cấu trúc mạnh mẽ, khiến số lượng CTCK hiện này đã giảm đáng kể với mức giảm khoảng 25%. Điều này sẽ tiếp tục được tái cơ cấu mạnh trong thời gian tới. Bởi vậy, để tồn tại được, các CTCK buộc phải cải tổ, phát triển để đáp ứng tốt hơn các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Các Công ty phải dành nhiều tâm huyết trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, cung cấp những sản phẩm mới.
Trong môi trường cạnh tranh như vậy, tôi cho rằng, chỉ những CTCK có nền tảng về con người, về vốn, công nghệ, quản trị tốt và chiến lược rõ ràng, thì mới có thể tồn tại và phát triển được.
Duy Thái
相关文章
随便看看