Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan trong một phát biểu. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Tuyengiao.vn
Điều này là cần thiết cho lợi ích của thế giới và lợi ích lâu dài của quốc gia. Vì vậy,úcđẩyhệthốngđaphươngtoàndiệndựatrênluậtlệlàđiềucầnthiếkết quả trận wales cần gạt bỏ những khác biệt, hướng đến giải quyết thách thức trong những mối quan tâm chung của toàn cầu, cùng với đó là đạt được mục tiêu nắm lấy các cơ hội mới nổi lên nhờ vào công nghệ mới.
Đại diện chính phủ Singapore truyền đi thông điệp trước Khóa họp thứ 77 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Bộ trưởng Vivian Balakrishnan cho rằng, kỷ nguyên hậu Thế chiến thứ hai tương đối ổn định và thịnh vượng đã đến hồi kết.
“Trật tự thế giới mới đã được tạo ra và thời điểm giao thời thực sự là nguy hiểm nhất. Vậy liệu chúng ta sẽ có một thế giới chia rẽ hơn, kém thịnh vượng hơn và kém hòa bình hơn? Hoặc thay vào đó, chúng ta có thể tăng cường chủ nghĩa đa phương và Liên Hiệp Quốc để đối phó với những thách thức trong tương lai, cũng như duy trì và củng cố hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ và cùng nhau khai thác các cơ hội do các công nghệ mới mang lại, trong đó bao gồm công nghệ kỹ thuật số, sinh học tổng hợp và chăm sóc sức khỏe tùy chỉnh, năng lượng tái tạo. Nếu chúng ta làm được điều này, thế giới hoàn toàn có thể tạo ra một kỷ nguyên hòa bình và thịnh vượng mới cho tất cả mọi người”, Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan chia sẻ.
Trong chia sẻ của mình, ông nhấn mạnh 3 lĩnh vực cần phải xây dựng khả năng phục hồi, bao gồm:
Biến đổi khí hậu và mất an ninh lương thực
Một là biến đổi khí hậu. Nhìn chung, đây vẫn là “thách thức cấp bách nhất mà nhân loại ngày nay phải đối mặt”, ông Vivian Balakrishnan cho biết.
Theo đó, chúng ta cần một phản ứng toàn cầu bền vững và đầy tham vọng. Tất cả các quốc gia cần tiếp tục cam kết với Thỏa thuận Paris và Hiệp ước Khí hậu Glasgow. Đó là điều rất quan trọng.
Điều này sẽ đòi hỏi phải tái cơ cấu kinh tế đáng kể, cộng thêm đó là đột phá công nghệ, đầu tư và thay đổi hành vi, với hệ thống đa phương do Liên Hiệp Quốc lãnh đạo sẽ là chìa khóa để giúp tất cả mọi người đi cùng một hướng mà không có ai bị bỏ lại phía sau.
Về phía Singapore, nước này sẽ triển khai các động thái nhằm nâng cao tham vọng về khí hậu, hướng đến đạt được mục tiêu mức phát thải ròng bằng 0 “vào khoảng giữa thế kỷ này”, cùng với đó là tăng dần thuế Carbon, đã được công bố tại Ngân sách 2022.
Về vấn đề thứ hai, Bộ trưởng Vivian Balakrishnan cho biết, một vấn đề quan trọng là an ninh lương thực. Mối đe dọa đến an ninh lương thực hiện đã và đang trở nên trầm trọng hơn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đại dịch COVID-19 và xung đột ở Ukraine. Bộ trưởng đã trích dẫn một báo cáo của Liên Hiệp Quốc chỉ ra rằng, riêng năm 2021, 828 triệu người đã bị ảnh hưởng bởi nạn đói, nhiều hơn 46 triệu so với mức ghi nhận vào năm 2020 và cao hơn đến 150 triệu người so với năm 2019.
Trước con số đáng báo động này, chúng ta phải đảo ngược xu hướng tiêu cực hiện có. Trước tiên, chúng ta cần đảm bảo rằng các chuỗi cung ứng thực phẩm vẫn mở cửa và hoạt động trơn tru.
Thứ hai, các nước cần phải theo đuổi sự đổi mới và tận dụng công nghệ để thích ứng với những thách thức mới. Đơn cử, hành động cùng nhau để phát triển hệ thống thực phẩm thích ứng với khí hậu, đồng thời phát triển các biện pháp phòng ngừa cần thiết cho an ninh lương thực.
Chuẩn bị đối phó với đại dịch
Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan cũng thông tin thêm, điều cần thiết là phải xây dựng một cấu trúc y tế toàn cầu mạnh mẽ hơn để bảo vệ các thế hệ tương lai.
Sau đại dịch COVID-19, sẽ có nhiều đại dịch khác và các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe nghiêm trọng khác. Do đó, theo quan điểm của Bộ trưởng Vivian Balakrishnan, có thể nói rằng COVID-19 là một “cuộc diễn tập” cho một đại dịch tồi tệ hơn sắp tới. Chính vì vậy, chính phủ các nước cần phải chuẩn bị tốt hơn để dự đoán, ngăn chặn, phát hiện, đánh giá và ứng phó với các đại dịch một cách đồng bộ và hiệu quả.
Chuyển đổi kỹ thuật số
Vị bộ trưởng cũng nhấn mạnh sự cần thiết của một khuôn khổ toàn cầu cởi mở và toàn diện để khai thác các cơ hội của cuộc cách mạng kỹ thuật số, đồng thời giải quyết những thách thức của nó.
Cụ thể, Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan nhấn mạnh, tiến trình chuyển đổi kỹ thuật số phải được điều hướng trong bối cảnh các căng thẳng phức tạp, bao gồm căng thẳng địa chính trị, phân nhánh công nghệ, các mối đe dọa an ninh mạng và phân chia kỹ thuật số.
Hiện nay, thế giới đã đạt được những tiến bộ đáng kể bằng cách phát triển dựa trên một nền tảng công nghệ dùng chung và duy nhất. Tính liên kết, khả năng tương tác đã mang chúng ta đến với nhau, đồng thời giảm chi phí, thúc đẩy đổi mới và cạnh tranh...
Tuy nhiên, nếu chúng ta phá vỡ thế giới và nền tảng công nghệ của mình, tất cả những thành quả tốt đẹp đã đạt được cũng như tốc độ cải thiện và đổi mới sẽ bị chậm lại đáng kể.
Bộ trưởng Vivian Balakrishnan nhắc lại sự ủng hộ hoàn toàn của Singapore đối với đề xuất của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres về một hệ thống kỹ thuật số toàn cầu, đồng thời cho rằng tất cả các quốc gia nên được hưởng lợi từ cuộc cách mạng kỹ thuật số và không ai bị bỏ lại phía sau.
Quan hệ Mỹ - Trung Quốc, vấn đề ở Myanmar
Đối với những vấn đề này, quan điểm được Bộ trưởng Vivian Balakrishnan đưa ra vẫn là cách tốt nhất để thoát khỏi hoàn cảnh này là hòa giải chính trị và tiến hành các cuộc thảo luận, đàm phán thiện chí giữa tất cả các bên liên quan.
Đan Lê(Lược dịch từ CNA)