TheủnghoảngArgentinabắtnguồntừcáichếtbíẩncủamộtcôngtốviêlịch sử đối đầu mu vs liverpoolo tin tức trên báo Tiền Phong, vào hôm 26/1, Tổng thống Argentina Cristina Fernandez de Kirchner đã tuyên bố kế hoạch giải tán cơ quan tình báo có tên gọi Ban Thư ký Tình báo Quốc gia của nước này. Quốc hội Argentina sẽ soạn thảo một dự luật nhằm thành lập một cơ quan tình báo mới thay cho cơ quan tình báo sắp bị giải thể. Theo Tổng thống Kirchner, đề xuất này sẽ được thảo luận tại một cuộc họp khẩn cấp của Quốc hội vào cuối tuần này. Lý giải cho đề xuất của mình, Tổng thống Kirchner nói rằng đã đến lúc cải cách các dịch vụ tình báo vì hiện tồn tại một cơ quan “không phục vụ lợi ích quốc gia”, bà cho biết, Cơ quan Tình báo Liên bang mới sẽ làm việc “chống lại các mói đe dọa quốc tế từ chủa nghĩa khủng bố, buôn lậu ma túy, buôn người và tội phạm mạng”, báo Lao Độngđưa tin. Tổng thống Cristina Fernandez de Kirchner tuyên bố giải thể cơ quan tình báo nước này. Ảnh Lao ĐộngTổng thống Cristina đã bất ngờ xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng để thông báo quyết định trên một tuần sau khi người ta tìm thấy thi thể một công tố viên có tên Alberto Nisman. Ông Nisman, 51 tuổi, bị phát hiện nằm gục trong phòng tắm tại nhà riêng ở Buenos Aires vào đêm 18/1, bên cạnh là khẩu súng ngắn nòng 5,6 li cùng một vỏ đạn rỗng duy nhất. Viên đạn đã găm thẳng vào trán nạn nhân. Cái chết đầy bất ngờ của người đang đòi truy tố Tổng thống Cristina Fernández de Kirchner lập tức gây ra làn sóng phản đối lớn với đủ loại giả thuyết ly kỳ có thể làm chao đảo chính quyền của nữ tổng thống, báo Thanh Niêncho hay. Theo Reuters, cuộc khủng hoảng tại Argentina bắt đầu khi thi thể của ông Nisman được phát hiện chỉ vài giờ trước khi công tố viên này chuẩn bị điều trần trước quốc hội về các cáo buộc chống lại bà de Kirchner và nhiều quan chức cấp cao khác. Trong hơn 2 thập niên qua, công tố viên Nisman luôn theo đuổi không mệt mỏi cuộc điều tra về khả năng Iran nhúng tay vào vụ đánh bom một trung tâm cộng đồng của người Do Thái vào năm 1994 tại Buenos Aires khiến 85 người thiệt mạng và hơn 200 người bị thương. Đây được xem là vụ khủng bố nghiêm trọng nhất tại Argentina trong thời hiện đại và đến nay vẫn chưa xác định được thủ phạm. Trước khi chết, ông này cũng đã nộp đơn lên tòa án đòi làm rõ nghi vấn chính quyền đương nhiệm có âm mưu phá hoại cuộc điều tra. Cái chết bí ẩn của một công tố viên đã khơi nguồn cuộc khủng hoảng tại Argentina. Ảnh Thanh NiênTheo tờ The Wall Street Journal, gần như ngay khi thi thể công tố viên Nisman được phát hiện, Bộ trưởng An ninh Sergio Berni đã có mặt tại hiện trường và tuyên bố đây là một vụ tự sát. Tuy nhiên, người thân của nạn nhân khẳng định ông không có lý do gì để tự sát trong khi giới truyền thông chỉ ra nhiều điểm đáng ngờ trong quá trình điều tra. Một số quan chức nói cửa căn hộ bị khóa bên trong nhưng thợ bẻ khóa tại hiện trường phủ nhận chuyện này. Kế đến, có thông tin căn hộ chỉ có 2 lối vào, nhưng sau đó các nhà điều tra phát hiện ngõ vào thứ ba, cũng như tìm thấy dấu vân tay lạ trong khi không hề có dấu vết thuốc súng trên tay Nisman. Đội cận vệ 10 người của vị công tố viên cũng không đứng gác trước căn hộ như thường lệ. Tấm màn bí ẩn xung quanh cái chết của Nisman dẫn tới nhiều cuộc biểu tình lớn tại Buenos Aires và nhiều thành phố lớn tại Argentina để đòi công lý cho ông này. Ngoài ra, phe đối lập chỉ trích thái độ bất nhất của Tổng thống de Kirchner là nhằm “cố tình đánh lạc hướng điều tra”. Đinh Ly Cái chết đau đớn của người nghệ sĩ cải lương xấu số |