Thông tư về sửa đổi,ộGiáodụcquyđịnhngưỡngđảmbảochấtlượngchongànhYSưphạnhan dinh lille bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy vừa được Bộ Giáo dục công bố. Nội dung mới đáng chú ý tại Thông tư quy định, căn cứ kết quả của kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đối với các ngành Y trình độ đại học, bao gồm y khoa, y học cổ truyền, răng - hàm - mặt, dược học, điều dưỡng, y học dự phòng, hộ sinh, dinh dưỡng, kỹ thuật phục hình răng, kỹ thuật xét nghiệm y học, kỹ thuật hình ảnh y học, kỹ thuật phục hồi chức năng. Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng sẽ xác định điểm sàn đối với các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên ở cả ba trình độ Đại học, cao đẳng, trung cấp. Bộ Giáo dục & Đào tạo sẽ xác định điểm sàn của ngành Sư phạm và các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề. Ở phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT, Bộ Giáo dục quy định ngưỡng đảm bảo đầu vào với các ngành Y khoa, Y học cổ truyền, Răng hàm mặt, Dược học trình độ đại học thí sinh phải tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại giỏi. Các ngành có chứng chỉ hành nghề còn lại xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên. Với nhóm ngành sư phạm trình độ đại học là học sinh phải tốt nghiệp THPT đồng thời có học lực lớp 12 xếp loại giỏi. Riêng các ngành sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục Thể chất, Huấn luyện thể thao, thí sinh tốt nghiệp THPT chỉ cần học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên. Trình độ cao đẳng, trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên. Riêng các ngành sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục Thể chất và Huấn luyện thể thao, Sư phạm Thể dục thể thao xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại trung bình trở lên. Đối với các trường sử dụng phương thức xét tuyển kết hợp giữa điểm thi THPT quốc gia và kết quả học tập THPT hoặc kết hợp giữa điểm của trường tổ chức sơ tuyển hoặc thi tuyển với điểm thi THPT quốc gia và/hoặc kết quả học tập THPT, thì ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của điểm thi THPT quốc gia, điểm kết quả học tập THPT phải tương đương với các ngưỡng theo quy định của quy chế. Cụ thể, điểm trung bình cộng xét tuyển sử dụng điểm thi THPT quốc gia của trường tối thiểu bằng điểm trung bình cộng theo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD-ĐT quy định. Điểm trung bình cộng xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT trình độ đại học đối với các ngành đào tạo giáo viên, Y khoa, Y học cổ truyền, Răng - Hàm - Mặt, Dược học tối thiểu là 8. Riêng các ngành Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục thể chất, Huấn luyện thể thao, Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Dinh dưỡng, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng, điểm trung bình tối thiểu là 6,5. Các ngành Giáo dục thể chất, Huấn luyện thể thao, điểm trung bình cộng xét tuyển kết quả học tập THPT đối với vận động viên cấp 1, kiện tướng, vận động viên từng đoạt hy chương tại Hội khỏe Phù Đổng, các giải trẻ quốc gia và quốc tế hoặc giải vô địch quốc gia, quốc tế tối thiểu là 5. Thí sinh đăng ký xét tuyển các ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng, trung cấp phải có điểm trung bình cộng xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT tối thiểu 6,5. Riêng các ngành Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục thể chất, Huấn luyện thể thao, Sư phạm Thể dục thể thao, điểm trung bình tối thiểu là 5. Thúy Nga Trường ĐH Bách khoa Hà Nội mở thêm 7 chương trình đào tạo mới- Năm 2019, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tuyển 6.670 chỉ tiêu và mở thêm 7 chương trình đào tạo mới. |