【bxh bd the gioi】Chủ động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ vào mùa hè
Trẻ em được trang bị kiến thức, kỹ năng sẽ giúp hạn chế rủi ro về tai nạn thương tích |
Mới vào hè, chị Phạm Thị Huệ (phường Phước Vĩnh, TP. Huế) đã đăng ký cho con tham gia lớp học bơi tại phường An Cựu (TP. Huế). Được huấn luyện viên kèm cặp, chỉ sau vài buổi tham gia cùng các bạn, Ngọc Thạnh, con trai chị Huệ đã có thể tự tin bơi ếch.
Chị Huệ chia sẻ: “Cứ vào hè là tôi lại lo lắng vì con rất thích nước, lúc nào cũng nằng nặc được đi bơi với chúng bạn, nhưng lại không biết bơi. Mặc dù tôi đã mua sắm áo phao cho con, thế nhưng kỹ năng bơi cũng vô cùng cần thiết. Tìm được lớp học phù hợp, tôi muốn cho con học bơi để đề phòng rủi ro, vừa có thể bảo vệ bản thân, vừa nâng cao sức khỏe và thư giãn sau một năm học tập nỗ lực”.
Cùng quan điểm với chị Huệ, anh Trần Văn Dũng (Giang Hải, Phú Lộc) trực tiếp dạy con bơi lội ngay tại biển. Anh Dũng kể: “Năm ngoái, hai em học sinh ở quê tôi bị đuối nước vô cùng thương tâm; mặc dù trong hai em, có một em bơi đã thành thục. Vì thế, vừa trang bị cho con kiến thức về bơi lội, tôi vừa chỉ con cách nhận biết những nơi sóng dữ, nước xiết, dòng chảy xa bờ”.
Với anh Dũng, đó đều là những kiến thức rất quan trọng để con của anh có thể bảo vệ mình và cả bạn bè khi tắm, bơi ở sông, suối, biển. Ngoài ra, anh còn kết hợp dạy con nhận biết và phòng tránh những nguy hiểm thường gặp như khi tham gia giao thông, cách xử lý khi bị rắn cắn, phòng tránh chập điện, cháy nổ, khi hóc dị vật.
“Những kỹ năng sinh tồn ấy được hướng dẫn rất nhiều trên mạng. Tôi chắt lọc thông tin từ những nguồn uy tín, cộng với kiến thức thực tế rồi hướng dẫn cho con. Với tôi, không bao giờ thừa khi con học thêm kiến thức mới để bảo vệ bản thân. Quanh tôi, nhiều phụ huynh cũng đã chủ động hơn rất nhiều khi dạy con học những kỹ năng này”, anh Dũng chia sẻ thêm.
Theo thống kê của Cục Quản lý Môi trường Y tế - Bộ Y tế, trung bình mỗi năm có khoảng 300.000 trường hợp trẻ em và vị thành niên từ 0 – dưới 18 tuổi bị thương tích. Trong đó nhiều nguyên nhân dẫn đến hậu quả thương tâm như đuối nước, tai nạn giao thông, điện giật, hóc dị vật... Đuối nước là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em vào dịp hè ở nước ta, với gần 2.000 trẻ em bị thiệt mạng mỗi năm. Trong đó, hơn 55% trẻ em tử vong do đuối nước, sống trong các hộ gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn. Đặc biệt, nhóm trẻ từ 0 – 5 tuổi có tỷ lệ tử vong do đuối nước cao nhất và khu vực nông thôn có nguy cơ bị đuối nước cao gấp 2 lần trẻ em ở khu vực thành thị.
Nguyên nhân khiến trẻ em hay bị đuối nước là do trẻ em thiếu sự giám sát chặt chẽ của người lớn, thiếu kỹ năng bơi lội, không nhận biết được khu vực nước nông, sâu hay nguy hiểm. Cùng với đó, trẻ em thiếu sân chơi vào dịp hè trong khi môi trường sống gần ao, hồ, sông suối cũng gây ra nhiều tai nạn đuối nước đáng tiếc. Ngoài ra, nhiều hoạt động khác cũng tiềm ẩn nguy cơ tai nạn thương tích cho trẻ em như khi tham gia giao thông, bỏng điện sinh hoạt, bỏng điện cao thế, bị động vật cắn, hóc dị vật.
Nhiều năm nay, các sở, ban, ngành, các hội và đoàn thể đã phối hợp triển khai nhiều giải pháp để phòng, chống tai nạn thương tích, nhất là tai nạn đuối nước ở trẻ em, từ đó góp phần đề phòng và giảm thiểu hậu quả do tai nạn thương tích. Thế nhưng, nhiều tai nạn thương tâm không may vẫn xảy ra. Bởi thế, những hoạt động tự chủ động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ của chị Huệ, anh Dũng và nhiều phụ huynh khác là vô cùng thiết thực, kịp thời khi trang bị những kiến thức, kỹ năng để trẻ em tự bảo vệ bản thân, hạn chế rủi ro do tai nạn thương tích.
-
Công an mời nhóm chạy mô tô ngược chiều ở phà Cát Lái lên làm việcNô nức trẩy hội Đền TrầnGần cả đời vì phong trào phụ nữTôn vinh nữ công nhân KCN Bắc Đồng PhúĐốt thực bì, cụ ông 74 tuổi bị chết cháyTìm được thi thể một phi công vụ rơi máy bay SuLĐLĐ Bù Đăng tặng 4 nhà mái ấm công đoànChuyện uống nước & nước uốngTách nhập thế nào cũng nên giữ quận Hoàn KiếmHiện đại hoá một cửa
下一篇:200 phần quà tết tặng người dân xã Đồng Nai
- ·Third Diên Hồng Awards honours 83 outstanding journalistic works
- ·Đồng Xoài sẽ đặt dụng cụ tập TD
- ·Gỡ khó trong cấp, đổi giấy phép lái xe
- ·Trụ cột trong giảm nghèo ở xã Lộc Thành
- ·Long An sees positive socio
- ·Xử lý triệt để các hành vi gây ô nhiễm môi trường
- ·Tai nạn đường sắt ở Quảng Trị: Thiệt hại khoảng 23 tỉ đồng
- ·Đời sống công nhân nghèo vì lương thấp
- ·Lốc xoáy cuốn bay hàng chục mái nhà ở Thừa Thiên Huế
- ·Ngày 22
- ·Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
- ·Hồ sơ và nơi nộp để đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
- ·Apple có thể phát hành iPad Pro 10,5 inch mới vào năm 2017
- ·Về Hớn Quản nghe cảm tử quân kể chuyện
- ·Hiệu quả từ chương trình nước sạch cho học sinh nghèo vùng sâu, xa
- ·Xoá rào cản giữa chính quyền và người dân
- ·Một chủ tịch huyện ở Thừa Thiên Huế vi phạm nồng độ cồn
- ·Công đoàn công ty cao su Bình Long: Điểm tựa vững chắc của người lao động
- ·Bà bán hàng nhận Bằng Cử nhân Luật
- ·Tôn vinh 3 tập thể, 8 cá nhân điển hình tiên tiến ngành y tế
- ·11 sản phẩm đáng mong đợi nhất của Apple ra mắt trong năm nay
- ·Thoát nghèo nhờ chăm chỉ lao động
- ·Điều tra vụ hai phóng viên bị hành hung khi đang tác nghiệp
- ·Thủ tục đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế
- ·“Trợ lý ảo” VAV
- ·Công ty cao su Phước Long ủng hộ từ thiện xã hội trên 456 triệu đồng
- ·Apple điều tra sự cố iPhone 7 Plus cùng phát nổ giống Note 7
- ·Huyện Đồng Phú với các giải pháp thực hiện BHYT toàn dân
- ·Những “thú vui” làm hỏng giới trẻ
- ·Bị máy sục ô xy nuôi tôm cuốn lóc da dương vật
- ·Vàng được khai thác như thế nào?
- ·Công an Đồng Xoài trao trả tài sản cho bị hại
- ·Mua điện thoại Mobiistar Touch Lai 512: Tôi mang cảm giác bị lừa
- ·Vì sao người ở trọ vẫn phải dùng điện giá cao?
- ·35 công ty doanh thu cao nhất thế giới năm 2024
- ·Lật xe chở gỗ cao su