TheựchưởngứngNgyPhpluậbong fa soo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, ngày 9-11 hàng năm được xác định là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Ngày Pháp luật). Nhân ngày Pháp luật năm 2019, phóng viên Báo Hậu Giang có cuộc trao đổi với ông Đồng Việt Phương (ảnh), Phó Giám đốc Sở Tư pháp về ý nghĩa và các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật. Ông Phương cho biết: - Ngày Pháp luật Việt Nam ra đời với mục đích giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội; phát huy tính tích cực, tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật, khơi dậy ý thức trách nhiệm công dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Có thể thấy, qua 6 năm tổ chức, Ngày Pháp luật đã dần trở thành sự kiện quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, Nhân dân về vị trí, vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội. Thông qua việc tổ chức Ngày Pháp luật, sẽ cổ vũ, vận động Nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Hiến pháp và pháp luật, nâng cao ý thức bảo vệ pháp luật. Từ đó, góp phần tạo chuyển biến mới về hiệu quả thực thi pháp luật. Việc triển khai Ngày Pháp luật trong những năm qua trên địa bàn tỉnh như thế nào, thưa ông ? - Trên cơ sở các quy định của Trung ương, Sở Tư pháp đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành các văn bản để chỉ đạo hoạt động này. Sở cũng đã phối hợp với các ngành tổ chức các buổi tọa đàm nhằm tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả Ngày Pháp luật. Riêng các ngành, các địa phương cũng đã tổ chức sinh hoạt hàng tháng hoặc lồng ghép vào các cuộc họp để tổ chức sinh hoạt Ngày Pháp luật. Qua việc tổ chức, chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết các sở, ngành cấp tỉnh đều thực hiện tốt Ngày Pháp luật như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Thông tin và Truyền thông… với nội dung, hình thức tổ chức phong phú, đa dạng. Đối với các địa phương, trên cơ sở kế hoạch của UBND tỉnh cũng đã tổ chức triển khai và thực hiện tốt công tác này như huyện Châu Thành A, thành phố Vị Thanh, thị xã Ngã Bảy… với nhiều nội dung sinh động, hiệu quả. Năm nay, Ngày Pháp luật trên địa bàn tỉnh sẽ có những hoạt động gì nổi bật, thưa ông ? - Các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2019 trên địa bàn được tổ chức thường xuyên, liên tục trong cả năm, đặt biệt là trong cao điểm từ ngày 10-10 đến hết ngày 10-11-2019. Trong đó gồm những hoạt động như: Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; tăng thời lượng, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền thông qua hệ thống áp phích, pano, băng rôn… trên các tuyến đường phố chính, khu trung tâm, cơ quan, đơn vị hành chính, trường học, địa điểm công cộng; tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức pháp luật mới gắn với thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị… và các hình thức khác phù hợp với điều kiện của từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Đặc biệt, với vai trò là cơ quan Thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, trên cơ sở kế hoạch của UBND tỉnh về tổ chức Ngày Pháp luật năm 2019, Sở Tư pháp đã xây dựng kế hoạch tổ chức Hội thi Hòa giải viên giỏi cấp tỉnh năm 2019 vào ngày 8-11. Hưởng ứng Ngày Pháp luật 9-11, nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật sẽ diễn ra trên địa bàn tỉnh. Theo ông, ngành tư pháp sẽ có những giải pháp như thế nào để Ngày Pháp luật ngày càng phát huy hiệu quả ? - Việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật không chỉ trong tuần lễ cao điểm Ngày Pháp luật mà nó là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của cả hệ thống chính trị. Do đó, để tiếp tục đảm bảo công tác tổ chức Ngày Pháp luật 9-11 nói riêng và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung trong thời gian tới đạt hiệu quả, cần tập trung nhiều giải pháp. Trong đó, xây dựng, hoàn thiện Quy chế phối hợp trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, có cơ chế trách nhiệm minh bạch, rõ ràng với từng đơn vị. Quan tâm, tiếp tục kiện toàn đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật các cấp, bảo đảm chất lượng, số lượng; củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ pháp chế ở các sở, ban, ngành, địa phương theo quy định nhằm phát huy hơn nữa vai trò của cán bộ phụ trách trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Bên cạnh đó là tiếp tục đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, đảm bảo thiết thực, sinh động, phù hợp với từng đối tượng và điều kiện cụ thể. Đồng thời, các cơ quan, địa phương cần quan tâm đến vấn đề kinh phí để công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, công tác tổ chức Ngày Pháp luật nói riêng ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả thực chất. Xin cảm ơn ông ! Đ.BẢO thực hiện |