Báo Wall Street Journal cho biết,ộcchiếnchốngthamnhũngtạiTrungQuốclàmgiảmdoanhthuhàngxaxỉdự đoán kết quả la liga những khó khăn về địa chính trị và các biện pháp chống tham nhũng ở Trung Quốc đang gây thiệt hại cho ngành hàng xa xỉ trên thế giới. Doanh thu bán hàng trong lĩnh vực này có khả năng sẽ giảm cả ở Trung Quốc và Nga trong năm nay, trong khi ở các nước Liên minh châu Âu, mức chi tiêu của các du khách nước ngoài không có dấu hiệu tăng lên trong 9 tháng đầu năm 2014.
Ngày 14/10 tại một hội nghị do Fondazione Altagamma, Hiệp hội các nhà sản xuất quần áo thời trang, thiết kế, thực phẩm và đồ uống của Italy tổ chức tại Milan, nghiên cứu của công ty tư vấn Bain & Company chỉ ra nhìn chung doanh thu hàng xa xỉ ước tính sẽ tăng 2% lên 223 tỷ euro, tương đương 282,6 đô la. Tuy nhiên mức tăng này thì giảm nhiều so với những năm trước trong giai đoạn 2011-2013.
Cũng theo báo cáo trên, cụ thể doanh thu được dự kiến sẽ giảm 2% ở Trung Quốc đại lục và 18% ở Nga, mà nguyên nhân chính là do những căng thẳng ở Ukraine và các “biện pháp thắt lưng buộc bụng” mà chính phủ Trung Quốc đã đưa ra và đã được tăng cường thời gian gần đây.
Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của hàng xa xỉ ở Trung Quốc đã chững lại sau mức tăng vọt 20% vào năm 2012. Và nếu dự báo của Bain chính xác, đây sẽ là lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ tăng trưởng, doanh thu ngành hàng này có sự sụt giảm.
Các biện pháp nghiêm ngặt mà chính phủ Trung Quốc đưa ra để giải quyết vấn đề tham nhũng đã được mở rộng cho nhiều đối tượng không chỉ đối với các công chức và được kéo dài lâu hơn những gì các công ty trong ngành công nghiệp này đã hy vọng. Kết quả là, người dân Trung Quốc không còn mua những quà tặng đắt tiền cho các đối tác kinh doanh hoặc quan chức chính phủ, điều mà lâu nay đã trở thành một thói quen ở đất nước này. Từ đó khiến cho doanh thu bán hàng trong một số loại hàng cao cấp như đồng hồ và quần áo nam giới giảm xuống.
Chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc làm doanh thu hàng xa xỉ giảm đáng kể. Ảnh minh họa
Tuy nhiên theo nhà phân tích Claudia D'Arpizio , tình trạng này cũng có một số lợi ích. Ngành công nghiệp hàng xa xỉ là yếu tố thúc đẩy phát triển thị trường ở Trung Quốc trong nhiều năm qua, nhưng bây giờ đang có dấu hiệu đi xuống. Và điều đó giúp thế giới có thể nhìn thấy rõ điều kiện thực tế của thị trường nước này cũng như ai là kẻ thắng, ai là người thua thực sự trong một “thị trường sạch” không có thói quen tặng quà.
Những căng thẳng địa chính trị đang diễn ra ở Nga, Trung Đông và một số nơi ở châu Á cũng chính là nguyên nhân đằng sau sự sụt giảm đầu tiên trong vòng 6 năm trong việc mua sắm của các du khách ngoài châu Âu đến các nước này.
Người mua sắm nước ngoài đóng góp một phần quan trọng trong sự phát triển của các công ty về hàng xa xỉ ở châu Âu trong vài năm qua, nó đã bù đắp cho sự sụt giảm trong số lượng người tiêu dùng châu Âu mua hàng hóa đắt tiền. Du khách nước ngoài, như Trung Quốc và Nga, là những người đã chi tiêu nhiều nhất và là những khách hàng hấp dẫn nhất cho các thương hiệu cao cấp. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Global Blue, công ty mua sắm cho khách du lịch nước ngoài, doanh số hàng hóa do du khách ngoài châu Âu mua đã tăng lên, cho đến tháng 9 thì có sự dừng lại. Tại một số nước ở châu Âu, như Anh và Đức, doanh số bán hàng giảm nhẹ do số lượng du khách Nga giảm mạnh.
Doanh thu hàng xa xỉ ở một số nước giảm do lượng du khách Nga giảm đi.Ảnh minh họa
Trong 9 tháng đầu năm 2014, người Nga ở Anh chi tiêu ít hơn 23% so với năm trước và ở Đức ít hơn 11% . Ngoài ra, việc mua săm của du khách các nước ngoài châu Âu cũng giảm 3% và 1% lần lượt ở Anh và Đức.
Ý và Pháp thì ở trong tình trạng tốt hơn. Ở Pháp, tiêu dùng của người Nga chỉ giảm 6% , nhưng đã được bù đắp bởi sự tăng mạnh trong chi tiêu của người tiêu dùng Trung Quốc và Hồng Kông. Trong khi tại Ý thiệt hại cũng được hạn chế bởi số lượng người mua sắm Trung Quốc và Hàn Quốc tăng lên.
Công ty này nói thêm rằng sự suy giảm của chi tiêu của người Nga ở châu Âu sẽ vẫn tiếp tục trong năm tới, và nó có thể sẽ giảm 5%, trong khi chi tiêu của người Trung Quốc có thể tăng lên khoảng 10%.
Ánh Nguyệt
Người tiêu dùng "chấm điểm" hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp