Chiêu trò hoạt động “tín dụng đen” thông qua các app vay tiền đã được các cơ quan chức năng cảnh báo nhưng vẫn còn nhiều người “dính bẫy”. Lúc này,bẫykết quả vô địch quốc gia ba lan các nạn nhân chỉ còn biết cách cầu cứu cơ quan chức năng để thoát khỏi sự đe dọa của bên cho vay khi số tiền vay đã trả gấp nhiều lần mà vẫn không được xóa nợ. Do chậm thanh toán tiền vay qua app, một số đối tượng đã nhắn tin, cắt ghép hình ảnh để đe dọa em H. Đầu tháng 8-2022, em H., ngụ xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy, đang là sinh viên một trường đại học trên địa bàn thành phố Cần Thơ tình cờ lướt facebook thấy có trang quảng cáo cho vay tiền qua ứng dụng (app) bằng hình thức online với lời chào mời hấp dẫn như thủ tục đơn giản, lãi suất thấp, giải ngân trong 15 phút, không cần thế chấp tài sản… Cuộc sống sinh viên vốn khó khăn, em H. nảy sinh ý định vay qua app, sau khi cài đặt ứng dụng tên “vdong…”, em H. được ứng dụng cho vay yêu cầu chụp căn cước công dân, ảnh chân dung, cung cấp thông tin cá nhân và đồng ý để app truy cập vào danh bạ điện thoại. Đợi khoảng 15 phút sau khi hoàn tất các thủ tục, H. được chuyển 2,6 triệu đồng vào tài khoản ngân hàng, thời hạn vay 14 ngày. Ứng dụng “vdong….” thông báo giữ lại 400.000 đồng là chi phí làm thủ tục và lãi suất. Thế nhưng, chưa đến hạn 14 ngày, em đã nhận được nhiều cuộc gọi của người xưng là nhân viên của ứng dụng cho vay tiền hối thúc đòi nợ, đồng thời gửi cho em đường link dẫn đến app cho vay thứ 2 để đáo hạn. Tại đây, em H. cũng được yêu cầu cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân mới giải ngân để trả cho app vay thứ nhất. Tương tự, gần đến hạn thanh toán, app vay thứ 3 cũng hướng dẫn em H. truy cập để vay trả đáo hạn… Cứ như vậy, em H. đã vay lần lượt của nhiều app (mỗi lần vay từ 900.000 đồng đến 4 triệu đồng để trả cho app trước). Đến khi app thứ 5 hướng dẫn cho vay tiếp thì em H. không truy cập nữa do số tiền nợ đã tăng lên quá cao. Ngay sau đó, một số đối tượng đã sử dụng các số điện thoại khác nhau nhắn tin, gọi điện cho em và nhiều người thân theo số điện thoại trong danh bạ và cắt ghép hình ảnh để uy hiếp theo kiểu “xã hội đen”, đồng thời dọa sẽ tiếp tục tung ảnh, thông tin nợ tiền lên mạng xã hội… Chia sẻ với phóng viên Báo Hậu Giang, chị T., mẹ của em H. cho biết: Sau khi gia đình biết được sự việc, chúng tôi đã liên hệ với các app để tìm cách thanh toán nợ, tuy nhiên, có những app số tiền vay ban đầu chỉ 3 triệu đồng, nhưng trong hơn 1 tháng tổng gốc lẫn lãi đã lên gần 6 triệu đồng, với mức lãi suất khủng như vậy thì gia đình tôi không có khả năng chi trả, do đó chúng tôi chỉ mong các cơ quan chức năng vào cuộc giúp đỡ. Thực tế thời gian qua, các cơ quan chức năng đã có nhiều cảnh báo về các hoạt động cho vay online tiềm ẩn nhiều nguy cơ là hoạt động “tín dụng đen”. Thử tìm kiếm trên Google hoặc các kho ứng dụng App Store, Google Play,... các cụm từ “vay online”, “vay nhanh”, “vay trực tuyến”, người dùng mạng dễ dàng thấy xuất hiện nhan nhản các app cho vay tiền hấp dẫn với thủ tục vay đơn giản. Bởi nắm bắt được nhu cầu muốn vay tiền nhanh của nhiều người, các đối tượng cho vay đã tạo ra nhiều app trên thiết bị di động để mời gọi. Các ứng dụng này thường được quảng cáo trên internet để người có nhu cầu vay tiền tự tìm hiểu, cài đặt sử dụng. Khi tiếp cận ứng dụng, người có nhu cầu vay chỉ cần thao tác đăng ký đơn giản trên máy tính hoặc điện thoại thông minh như: tải app, điền thông tin cá nhân, gửi ảnh chụp cá nhân, thông tin căn cước công dân và phải đồng ý cho app truy cập danh bạ cá nhân… Sau khi đồng ý tất cả các điều khoản trên hợp đồng điện tử của app thì không bao lâu sau, tài khoản ngân hàng của người vay sẽ nhận được số tiền muốn vay, tuy nhiên lãi suất của các loại hình cho vay này lại rất mập mờ. Theo đại tá Phan Thanh Minh, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh, với trường hợp người dân bị đối tượng cho vay tiền qua app lừa đảo, đe dọa, có dấu hiệu của tội phạm tín dụng đen thì cần trình báo cơ quan chức năng xử lý. Tuy nhiên, để tự bảo vệ mình, người dân cần đặc biệt cẩn trọng khi quyết định vay tiền qua các app cho vay trên mạng hiện nay. Trước đó, đại tá Huỳnh Việt Hòa, Giám đốc Công an tỉnh cũng đã nhiều khuyến cáo đến người dân trên địa bàn tỉnh về hoạt động cho vay online hiện tiềm ẩn nhiều nguy cơ là hoạt động “tín dụng đen” biến tướng dưới hình thức cho vay kèm phí quản lý để lách các quy định của pháp luật về lãi suất cho vay. Theo đại tá Hòa, với những ai có nhu cầu vay tiền nên tiếp cận, tìm hiểu và lựa chọn các hình thức vay vốn an toàn, hợp pháp, trực tiếp qua hệ thống các ngân hàng; không vay tiền, tài sản khác của các nhóm, đối tượng có biểu hiện hoạt động “tín dụng đen” với các đặc điểm nhận diện như: vay không cần thế chấp, vay với lãi suất cao theo hình thức trả lãi ngày, người vay không được nhận đủ tiền vay do phải trả lãi tháng đầu hoặc các loại phí quản lý tại thời điểm vay... Bài, ảnh: B.B |