您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【ket qua bong da thuy sy】Vì một thế giới không vũ khí hạt nhân 正文

【ket qua bong da thuy sy】Vì một thế giới không vũ khí hạt nhân

时间:2025-01-09 13:40:25 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

VHO - Nhà lãnh đạo tổ chức Nihon Hidankyo (Nhật Bản) vừa đạt giải Nobel Hoà bình 2024 đã kêu gọi thế ket qua bong da thuy sy

VHO - Nhà lãnh đạo tổ chức Nihon Hidankyo (Nhật Bản) vừa đạt giải Nobel Hoà bình 2024 đã kêu gọi thế giới xóa bỏ vũ khí hạt nhân. Ông cho rằng đây là một vấn đề cần "toàn nhân loại" giải quyết.

Vì một thế giới không vũ khí hạt nhân - ảnh 1
ÔngTerumi Tanaka,ìmộtthếgiớikhôngvũkhíhạtnhâket qua bong da thuy sy lãnh đạo tổ chức Nihon Hidankyo phát biểu sau khi Giải Nobel Hoà bình 2024 được công bố. Ảnh: Kyodo

Giải Nobel Hòa bình 2024 đã vinh danh tổ chức Nihon Hidankyo (Nhật Bản), gồm những người sống sót sau vụ ném bom nguyên tử năm 1945 xuống Hiroshima và Nagasaki.

Chiến thắng của tổ chức Hidankyo diễn ra vào thời điểm căng thẳng hạt nhân toàn cầu dẫn đến mức báo động cao nhất về khả năng xảy ra chiến tranh hạt nhân kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Một ngày sau khi giành giải thưởng, những người đứng đầu tổ chức đã phát biểu tại một cuộc họp báo đầy cảm xúc ở Tokyo để chia sẻ cảm nhận của họ khi những nỗ lực cuối cùng cũng được công nhận, đồng thời truyền đạt quyết tâm tiếp tục kêu gọi một thế giới không có vũ khí hạt nhân.

Ông Terumi Tanaka, 92 tuổi, đồng Chủ tịch của tổ chức và là người sống sót sau vụ đánh bom nguyên tử ở Nagasaki cho biết: "Việc xóa bỏ vũ khí hạt nhân là vấn đề của toàn thể nhân loại chứ không phải là vấn đề của những hibakusha (những người sống sót sau vụ đánh bom nguyên tử)".

"Tôi muốn thấy nhiều cuộc thảo luận về cách chúng ta có thể củng cố phong trào này, vì bất kỳ ai cũng có thể trở thành nạn nhân trong tương lai", ông nhấn mạnh.

Vì một thế giới không vũ khí hạt nhân - ảnh 2
Di tích bị tàn phá bởi bom nguyên tử được công nhận là Di sản thế giới ở Hiroshima, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo

Khi quyết định trao giải Nobel Hòa bình 2024 cho tổ chức Nihon Hidankyo, Ủy ban Nobel Na Uy mong muốn tôn vinh tất cả những ai sống sót sau thảm họa vũ khí hạt nhân - những người dù hứng chịu khổ đau về thể xác và tinh thần nhưng vẫn lựa chọn sử dụng trải nghiệm xương máu của mình để nuôi dưỡng hy vọng và ủng hộ hòa bình.

Phong trào phản đối vũ khí hạt nhân trước đó đã giành được giải thưởng vào năm 2017, khi Chiến dịch quốc tế bãi bỏ vũ khí hạt nhân được khen thưởng vì nỗ lực hiện thực hóa Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân.

Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, Nihon Hidankyo đã 3 lần cử các phái đoàn đến những cuộc họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc về giải trừ quân bị.

Tại đây, các Hibakusha (nạn nhân của vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki) đã kêu gọi "không còn Hibakusha nữa" dựa trên kinh nghiệm đau thương của chính họ và thúc giục các quốc gia xóa bỏ vũ khí hạt nhân. Cùng với đó, tổ chức này duy trì hoạt động đều đặn, tổ chức các cuộc triển lãm ảnh về bom nguyên tử tại Liên hợp quốc và trên toàn thế giới.

Ông Shigemitsu Tanaka, một người đồng sáng lập tổ chức cũng chứng kiến vụ đánh bom Nagasaki tỏ ra vô cùng xúc động. Ông chia sẻ sau nhiều năm, ông gần như đã từ bỏ hy vọng Hidankyo sẽ giành được giải thưởng này.

Nhìn về tương lai và tác động mà giải thưởng này có thể mang lại, Masako Wada, 80 tuổi, Trợ lý Tổng thư ký Nihon Hidankyo gọi đây là một cơ hội tuyệt vời. "Giải thưởng này là cơ hội để nâng cao nhận thức của mọi người, và chúng ta phải nỗ lực truyền tải những công trình to lớn mà Hidankyo đã thực hiện", bà nhận định.

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba đã ca ngợi việc trao giải thưởng cho Nihon Hidankyo là vô cùng ý nghĩa. Giáo sư danh dự tại Đại học Meiji Gakuin Takahara Takao, người đã tham gia nghiên cứu giải trừ vũ khí hạt nhân trong nhiều năm nhận định: "Tôi nghĩ rằng lập trường của Nihon Hidankyo tiếp tục bác bỏ lý thuyết răn đe hạt nhân, đã được công nhận là đúng đắn".

Gần 80 năm trước, bom nguyên tử được thả xuống Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản) vào những ngày cuối cùng của Thế chiến II vào tháng 8 năm 1945. Sự việc này đã giết chết khoảng 210.000 người vào cuối năm 1945 và khiến nhiều người khác bị phơi nhiễm bức xạ làm ảnh hưởng cuộc sống. Trong nhiều thập kỷ, sự tàn phá xảy ra ở hai thành phố được coi là bài học lịch sử cho thấy việc sử dụng vũ khí nguyên tử là quá kinh hoàng để nghĩ đến...