游客发表

【c1 tứ kết】Vấn vương hương vị ngày xuân

发帖时间:2025-01-10 07:50:23

Lần đó,ấnvươnghươngvịc1 tứ kết ngồi nhìn ngoại gói bánh ăn tết, tôi hỏi: “Ủa ngoại, sao tết nhứt không làm gì khác mà con thấy chỗ nào cũng làm bánh này, bánh nọ hết hen”. Ngoại cười móm mém: “Chắc truyền thống ông cha, hồi đó ông Lang Liêu làm bánh chưng, bánh giầy dâng lên vua cha vào dịp năm hết tết đến, nên bây giờ tết về là hay làm bánh...”.

Bà Tám và con dâu đang chuẩn bị bánh để kịp giao cho khách.

Từ sản vật của tự nhiên, những đòn bánh tét, những cái bánh ít, miếng kẹo chuối, đĩa mứt dừa đã kéo mọi người xích lại gần nhau hơn và để Tết cổ truyền ấm áp hơn, để những người con xa quê thấy ấm lòng…

Thèm vị ngọt ngào gắn bó keo sơn

Món kẹo được làm từ chuối xiêm chín, do nhà nội tôi trồng, đây là món kẹo dân dã dẻo dẻo, dai dai hòa quyện cùng vị cay cay của những miếng gừng già. Khi tiết trời cuối năm đã bắt đầu se lạnh, mọi người xúm xít nhau ngồi ăn miếng kẹo chuối, uống ngụm trà nóng thì còn gì bằng. Nội tôi nói, để kẹo chuối ngon và ngọt tự nhiên phải lựa chuối xiêm chín thật muồi để ép. Làm theo cách này, để chúng tôi không chỉ được ăn kẹo chuối, mà còn có thể ăn cả miếng chuối phơi khô.

Chuối xiêm chín, nội tôi đem ép mỏng rồi phơi nắng, nội nói: “Phải chọn hôm nào nắng thật ngon mới ép chuối, phơi liên tục bốn, năm hôm để chuối thật khô, vậy miếng chuối sẽ vàng ươm. Nếu ép chuối mà gặp trời mưa hoài chuối không phơi được coi như bỏ hết cả sề chuối luôn”. Để xào được kẹo chuối đúng vị, ngoài chuối phơi khô xắt nhỏ, nội còn chuẩn bị thêm gừng già xắt nhỏ phơi khô, đậu phộng rang sẵn và dừa khô.

Bên cái bếp củi đang hừng hực lửa, mấy chị em tôi ai nấy cũng xúm xít đợi kẹo chuối của nội. Xào liên tục và đều tay, cuối cùng thêm đậu phộng rang đã làm sạch vỏ vào. Kẹo không những mang hương vị đặc trưng quen thuộc với người Nam bộ, mà nó còn đậm đà hơn đó là do nội làm. Nhắc tới lại thèm cái hương vị của gừng, của chuối, dừa xắt sợi, vị mặn mòi của chút muối nữa. Ngày tết sum họp gia đình, trò chuyện vui vẻ, ăn một miếng kẹo chuối rồi thưởng thức một ngụm trà nóng thật ấm lòng biết bao.

***

Cứ mỗi dịp tết đến, gia đình ông Ngô Văn Đúng, ở phường III, thành phố Vị Thanh, lại tất bật hơn với những bịch mứt dừa khách đặt. Tận dụng dừa đã bán nước, ông Đúng chọn lại những trái dừa rám vỏ để làm mứt cho khách. Ông Đúng chia sẻ: “Ngày thường tôi cũng có làm mứt dừa bán nhưng chỉ lai rai vài người mua thôi. Còn tết là người ta hỏi mua mình làm không kịp luôn. Tại ở đây, dừa bán nước xong trái nào cơm cứng cứng làm mứt được là tôi cạy ra làm mứt liền. Mua ở đây, khách có thể chọn mua mứt dừa cứng, hơi cứng hoặc mềm cũng có luôn”.

Ngày nay, người ta còn nghĩ ra cách để tăng thêm vị béo và thơm cho mứt bằng cách cho sữa đặc vào lúc sên mứt. Tùy thích còn có thể cho thêm màu xanh của lá dừa, màu tím của lá cẩm hay màu đỏ của quả gấc… 

Làm bánh tết để mong no ấm đời đời

Nếu bánh chưng là món ăn truyền thống trong mâm cỗ dâng lên tổ tiên, ông bà của người dân Bắc bộ, thì trong mâm cỗ của người dân Nam bộ ít khi vắng bóng những đòn bánh tét. Bánh tét được xem là hình ảnh tượng trưng cho sự no ấm và không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của mỗi con người miền Nam.

Giữa tiết trời se lạnh của những ngày cuối năm, khi nhà nhà đã bắt tay vào dọn dẹp nhà cửa, mua sắm để chuẩn bị chào đón năm mới, chúng tôi có dịp ghé vào nhà bà Lê Thị Tám, ở khu vực 1, phường V, thành phố Vị Thanh, gia đình có truyền thống hơn chục năm theo nghề gói bánh tét. Đang nhanh tay chuẩn bị nguyên liệu để gói bánh giao cho khách, bà Tám nói: “Để hương vị bánh thêm thơm ngon, phải được chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ ngay từ khâu chọn nguyên liệu. Nếp dùng phải là loại nếp ngon, dẻo không lẫn gạo. Nếp đem vo sạch để ráo nước, rồi mang đi xào với nước cốt dừa. Như vậy, bánh khi chín sẽ có vị béo, thơm và giữ được lâu hơn”. Khác với bánh chưng, bánh tét của người Nam bộ được chế biến thành nhiều loại khác nhau, nhân chuối xiêm chín, người thích ăn nhân đậu xanh, thịt ba chỉ, tôm khô, lạp xưởng…

Để có một đòn bánh tét ngon và đẹp, người thợ phải có một bàn tay khéo léo. Màu xanh của lá chuối, mùi thơm của nếp và nước cốt dừa, kèm vị bùi bùi của đậu xanh, đậu trắng và thịt sẽ là hương vị đậm đà khó quên cho mỗi người. Khi tết đến mọi người trong gia đình sum họp và thưởng thức những khoanh bánh tét thơm ngon, mới thấy hết được không khí gia đình và ý nghĩa Tết cổ truyền của dân tộc.

***

“Bánh cả mâm, sao em kêu rằng bánh ít ?

Trầu cả chợ, sao em gọi là trầu không ?”

Những câu ca dao như gợi nhắc về hình ảnh loại bánh ít quen thuộc, gần gũi với người dân từ nhiều đời nay. Cứ mỗi dịp xuân về, gia đình bà Hồ Thị Cúc, ở khu vực 1, phường V, thành phố Vị Thanh, lại tất bật hơn khi số lượng bánh tết đặt của khách nhiều hơn gấp mấy lần ngày bình thường. Để chuẩn bị gói gần 1.000 cái bánh ít giao kịp cho khách trong những ngày này, từ 5 giờ sáng bà Cúc đã dậy lau những xấp lá chuối đã rọc sẵn từ chiều hôm qua. Nhanh tay xào chảo nhân ngọt trên bếp, bà Cúc chia sẻ: “Sở dĩ bánh ít được nhiều người chọn ăn trong dịp tết là vì người ta mong ít điều rủi, nhiều điều may”.

Ngày nay, nếu nhiều người đã chọn mua bột nếp có sẵn ở chợ để gói bánh ít, thì gia đình bà Cúc vẫn chọn cách làm bột truyền thống để bánh vẫn giữ được vị đậm đà của chiếc bánh truyền thống. Bánh ít ngon là bánh phải dẻo ăn không dính răng, cắn một miếng đầu lưỡi sẽ cảm nhận được ngay vị ngọt của đường, vị thơm của nếp, lá chuối, vị béo của dừa và bùi bùi của đậu xanh giã nhuyễn, tất cả hòa quyện tạo nên một hương vị gần gũi. 

***

Rồi cái hương vị đậm đà của những đòn bánh tét, cái bánh ít, miếng kẹo chuối hay đĩa mứt dừa dù không cao sang, cầu kỳ, nhưng nó sẽ giúp mỗi người nhớ mãi hương vị quê hương, nguồn cội.

Bài, ảnh: MỸ XUYÊN

    热门排行

    友情链接