Theướccờcuốichokhủnghoảkết quả sparta rotterdamo kế hoạch Vienna, trong vòng sáu tháng sau khi bắt đầu đàm phán, các bên sẽ thành lập một Chính phủ lâm thời "tin cậy và phi phe phái" để soạn thảo một bản hiến pháp mới và tổ chức bầu cử tự do và công bằng dưới sự giám sát của Liên hợp quốc (LHQ) trong vòng 18 tháng.
Nhưng đến nay, kế hoạch này vẫn chưa khả thi. Rào cản chính vẫn là bất đồng giữa chính quyền và phe đối lập về vai trò tương lai của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Đối với phe đối lập, bất kỳ vai trò nào dành cho ông Assad trong quá trình chuyển giao vẫn là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được.
Về phần mình, ông Assad không có lý do gì để thỏa hiệp hay cân nhắc ra đi trong bối cảnh ông đang nắm thế thượng phong nhờ sự can thiệp của Nga từ tháng 9-2015. Trái lại, nhà lãnh đạo Syria thông báo tổ chức bầu cử Quốc hội vào ngày 13-4 tới.
Tiến trình ngoại giao chính thức vẫn hết sức mong manh và lệnh ngừng bắn chưa hoàn toàn thất bại, vậy mọi chuyện có thể đi theo hướng nào? Sự can thiệp của Nga đã giúp đảm bảo sự tồn tại của nhà lãnh đạo Syria.
Trong khi đó, Washington hoàn toàn không có ý định sử dụng không quân giúp phe nổi dậy Sunni theo cách của Nga đối với chính quyền Syria, vì vậy, Damascus không còn đối mặt với mối đe dọa quân sự lớn nào. Nhưng khả năng chính quyền Assad tái chiếm toàn bộ Syria vẫn là điều khó xảy ra vì các thế lực thực sự có thể giúp ông đạt mục tiêu này là không quân Nga và các nhóm được Iran bảo trợ đều không hề bận tâm tới mong muốn đó của ông.
Tổng thống Assad hiểu rằng nỗ lực tái thống nhất đất nước dưới sự lãnh đạo của ông sẽ dẫn đến tình cảnh tiến thoái lưỡng nan như trước đây, từng buộc ông phải rút quân để củng cố các vùng kiểm soát. Ông Assad không có đủ lực lượng để điều hành một cách an toàn những khu vực từ chối sự lãnh đạo của ông. Sự can thiệp của Nga cũng không thay đổi được thực tế này.
Nói cách khác, phe nổi dậy ô hợp không thể đánh bại ông Assad nhưng nhà lãnh đạo Syria cũng không thể tung ra cú đòn hạ đo ván đối thủ và không có cơ sở cho một sự dàn xếp thông qua thương lượng.
Tuy nhiên, tình thế này cũng không có nghĩa là không còn giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng Syria, hay sẽ khiến lệnh ngừng bắn chết yểu và một cuộc xung đột quy mô lớn sẽ quay trở lại. Cần phải nhắc lại rằng có hai nhân tố sống còn khác trên bản đồ Syria, ngoài chính quyền Assad và phe nổi dậy Syria, đó là người Kurd và tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Cho tới nay, liên minh quân sự được phương Tây hậu thuẫn, Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), đang tiến những bước nhanh trong cuộc chiến chống IS. Nếu xu thế này có thể tiếp diễn, một kịch bản mới ở Syria sẽ là đất nước này bị chia tách làm hai với khu vực miền Tây dưới quyền ông Assad được Nga bảo hộ, còn miền Đông thuộc sự kiểm soát của phe nổi dậy được Mỹ hậu thuẫn, trong đó IS sẽ bị tiêu diệt hoặc lu mờ dần.
Viễn cảnh này có thể là sự khởi đầu cho một tiến trình ngoại giao trên cơ sở hình thành một nhà nước Syria liên bang hoặc bị chia tách trên thực tế. Nếu kịch bản này không diễn ra, cuộc xung đột đẫm máu tại Syria có thể tái diễn ác liệt trong tương lai và thỏa thuận ngừng bắn hiện nay sẽ chỉ được nhắc đến như một sự trì hoãn tạm thời.