Đó là thông tin được đại diện Cục kiểm lâm đưa ra tại Hội thảo “Nâng cao hiệu quả công tác phòng chống buôn bán,ángđầunămcảnướcxửlýgầnvụvậnchuyểntráiphépđộngvậthoangdãnhận định bóng đá nhật bản vận chuyển trái phép động vật hoang dã tại Việt Nam”.
Theo Phó Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu – Tổng Cục hải quan ông Nguyễn Ngọc Tuấn, chỉ trong vòng tháng 8 năm nay, Cục điều tra chống buôn lậu đã phối hợp với nhiều cơ quan, ban ngành có liên quan phát hiện, xử lý 3 vụ vận chuyển, buôn bán động vật hoang dã trái phép, thu giữ 142 kg sừng tê giác, trên 2,5 tấn ngà voi, 4 tấn vảy tê tê.
Đơn cử như vụ phát hiện 4 tấn vảy tê tê trong container tại cảng Tiên Sa – Đà Nẵng. Ngoài hình thức đường thủy, thì đường hàng không, nhóm các đối tượng vi phạm cũng thường xuyên dùng những hình thức, thủ đoạn tinh vi để đưa các loại động vật hoang dã, có nguy cơ tuyệt chủng vào sử dụng.
Cụ thể, đối với 2 cửa khẩu hàng không lớn nhất Việt Nam là Nội Bài và Tân Sơn Nhất, chỉ trong tháng 8, lực lượng hải quan chống buôn lậu phối hợp chặt chẽ với lực lượng hải quan sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài phát hiện 8 vụ vận chuyển trái phép động vật hoang dã, thu giữ 150kg ngà voi, 5kg sừng tê giác, gần 50kg vảy tê tê.
Một vụ bắt hàng chục kg sừng tê giác tại sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh minh họa
Không những phức tạp về việc nhập khẩu các loại động vật hoang dã, tình trạng buôn bán các loại động vật hoang dã, tuy có giảm về mặt số lượng, nhưng tính chất của vụ việc vẫn ngày càng phức tạp. Trong hơn 2 năm qua, kiểm lâm cả nước đã tiến hành xử lý 651 vụ vi phạm quản lý động vật hoang dã, trong đó có 98 vụ vận chuyển các loại động vật quý hiếm, có nguy cơ bị tuyệt chủng như: hổ, bảo, tê tê, rùa nước ngọt.
8 tháng đầu năm nay, kiểm lâm cả nước đã xử lý gần 200 vụ vận chuyển động vật hoang dã trái phép, tiến hành khởi tố hình sự 7 vụ việc.
Đại diện Cục kiểm lâm cho rằng, tuy số vụ vận chuyển trái phép động vật hoang dã có giảm, nhưng tính chất, mức đô và hành vi sai phạm của vụ việc ngày càng diễn biến phức tạp, thủ đoạn tinh vi, nghiêm trọng hơn. Những đối tượng vi phạm đã dùng mọi cách để hòng qua mặt sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan chức năng như: thay đổi thời gian, địa điểm hay cung đường vận chuyển, sử dụng biển số giả.
Đặc biệt, một số vụ vi phạm có giá trị tang vật rất lớn, nên các đối tượng sẵn sàng chống trả quyết liệt lực lượng thực thi nhiệm vụ.
Theo nhiều đại biểu tham dự hội thảo cho biết, việc áp dụng những quy định của pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các đối tượng vi phạm còn gặp nhiều khó khăn. Ví dụ: Điều 190 của Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) đối với tội vi phạm các quy định về bảo vệ động thực vật thuộc danh mục nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ lại không xem xét đến tính chất, mức độ và hậu quả đều có thể bị xem xét xử lý hình sự.
Ngoài ra, việc bảo quản các tang vật vi phạm cũng còn gặp nhiều khó khăn, do thiếu cơ sở vật chất đặc thù để bảo quản, cán bộ quản lý còn chưa được đào tạo bài bản.
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn khẳng định, tuy phát hiện rất nhiều vụ việc vi phạm, nhưng cho đến nay, ngành hải quan vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, do vướng các khung hình phạt quy định rõ thế nào là đặc biệt nguy hiểm, thế nào là rất nguy hiểm đối với các đối tượng thực hiện việc vận chuyển sừng tê giác, ngà voi từ nước ngoài vào Việt Nam.
Song song đó, các quy định còn không nêu rõ về mặt định lượng, trị giá của hàng cấm, nên cũng rất khó khăn trong định giá lô hàng vi phạm.
Nhằm giao lưu, trao đổi công tác xử lý để phòng chống việc buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã trên tuyến đường bộ, đường không và đường thủy, tại hội thảo này, lực lượng hải quan, kiểm lâm và Cảnh sát môi trường – Bộ Công an đã đưa ra nhiều ý kiến thiết thực, nhằm phục vụ cho công tác điều tra, xử lý loại hình tội phạm này.
Hà Trang