【hoàng anh gia lai vs】Nhóm ngành nào dẫn dắt tăng trưởng?
Những nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng trăm triệu USD | |
Doanh nghiệp nào tuyển dụng dẫn đầu nhóm ngành bất động sản - cho thuê | |
Nhà đầu tư vẫn có thể tiếp tục nắm giữ các cổ phiếu dẫn dắt |
Vietnam Post ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khách hàng, tự động hóa khai thác vận chuyển... Ảnh: ST |
Báo cáo của FiinGroup (công ty cung cấp dữ liệu tài chính, thông tin kinh doanh) nhận định, nhóm ngành được đánh giá là "dẫn đường" cho năm 2022 bao gồm, nhóm ngành được kích thích bởi đầu tư công, nhóm ngành có tỷ trọng xuất khẩu lớn, nhóm ngành được kích thích do phục hồi nhu cầu tiêu thụ trong nước, nhóm ngành thương mại điện tử và logistics, nhóm ngành công nghệ thông tin.
Còn theo đánh giá của chuyên gia kinh tế PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, ngành chế biến chế tạo sẽ tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng. Cùng với đó, các nhóm ngành xuất khẩu chủ lực cũng sẽ tiếp tục lấy lại đà tăng, lập kỷ lục mới nếu dịch bệnh cơ bản được kiểm soát. Theo các chuyên gia của Ngân hàng thế giới (WB), trong năm 2022, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư trong trung hạn. Trong nội tại nền kinh tế, tiêu dùng nội địa và đầu tư công vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng trong phục hồi tăng trưởng kinh tế năm 2022.
Thực tế trong nửa đầu quý 1/2022 đã cho thấy, nhiều thông tin hỗ trợ cho những nhận định trên. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình. Cộng đồng doanh nghiệp đánh giá, những chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội này sẽ là trợ lực quan trọng để khôi phục nhanh chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn trong trung và dài hạn. Cùng với đó, Chính phủ cũng liên tục các bộ, ngành nhanh chóng giải ngân vốn đầu tư công, cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi… cũng như việc triển khai nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA) được kỳ vọng giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu.
Ngoài ra, ngay từ đầu năm, tình hình thu hút và giải ngân vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Không chỉ Samsung, Nike hay Intel, mà gần đây, hàng loạt dự án sản xuất của các tập đoàn lớn như Foxconn, Pegatron Lego… xuất hiện tại Việt Nam. Mới đây, Panasonic đã chuyển nhà máy sản xuất tủ lạnh và máy giặt tại Thái Lan sang Việt Nam… Xu hướng dịch chuyển này cũng sẽ góp phần hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong các lĩnh vực liên quan đến chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ.
Theo số liệu từ Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 1/2022 là 13.004 doanh nghiệp, tăng 28,9% so với cùng kỳ năm trước. Số vốn của các doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong tháng cũng đạt 192.365 tỷ đồng, tăng 24%. Với kết quả này, tháng 1/2022 cũng là tháng đầu tiên của năm có số doanh nghiệp thành lập mới cao nhất từ trước đến nay. Trong tháng 1/2022, cả nước cũng ghi nhận có 5.556 doanh nghiệp đang hoạt động đăng ký tăng vốn, tăng 38,4% so với cùng kỳ năm 2021. Số vốn đăng ký tăng thêm của doanh nghiệp đang hoạt động là 343.776 tỷ đồng, tăng 43,3% so với cùng kỳ năm trước. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 1/2022 là 19.121, tăng 194% so với cùng kỳ năm trước.
Đề cập những giải pháp khơi thông các động lực tăng trưởng kinh tế năm 2022, ông Vương Trọng Tuấn, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bánh mứt kẹo Hà Nội cho rằng, việc Chính phủ và Quốc hội vừa thông qua gói hỗ trợ phục hồi kinh tế- xã hội gần 350.000 tỷ đồng sẽ là tiền đề để kích thích các hoạt động sản xuất trở lại, phát triển được kinh tế. Tuy nhiên, vị này mong muốn, công tác triển khai sẽ được cơ quan quản lý chỉ đạo quyết liệt và sâu sát hơn nữa đối với từng ngành nghề và địa phương để thực hiện gói hỗ trợ một cách hiệu quả nhất.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Xuân Hoàng, Chủ tịch HĐQT Công ty IMC cho rằng, dù ở lĩnh vực nào, điều doanh nghiệp mong mỏi nhất không hẳn là đòn bẩy về tài chính mà là cam kết của cơ quan quản lý giúp doanh nghiệp phục hồi một cách thực chất, cũng như công tác kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, để không ảnh hưởng đến tâm lý và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Có thể thấy, cả nội lực và ngoại lực đều đang hỗ trợ tăng trưởng cho các doanh nghiệp Việt Nam, giúp cộng đồng doanh nghiệp có một năm kinh doanh nhiều thành công, dù khó khăn, thách thức vẫn luôn song hành. Hơn nữa, còn rất nhiều yếu tố bất ngờ đến từ bối cảnh bên ngoài, mọi dự báo để chỉ mang tính tương đối, nên theo các chuyên gia, các doanh nghiệp phải có chiến lược phát triển bền vững để đặt nền móng cho những giai đoạn phát triển tiếp sau này.