【tl bd c1】Hàng hiệu sản xuất từ... xí nghiệp may gia công
“Thiên đường” chuyên mác quần áo thương hiệu
Ở Hà Nội,ànghiệusảnxuấttừxínghiệpmaygiacôtl bd c1 khu phố Hàng Bồ được biết đến như "thiên đường" của phụ kiện may mặc. Tại đây, người ta có thể mua được bất cứ một thứ đồ nào đó liên quan đến ngành may mặc như kim chỉ, các loại cúc áo, cúc quần, các loại chun, ren và hoa vải trang trí... với mức giá khá mềm. Đặc biệt, mác quần áo của nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới được bán tràn lan với giá khá "bèo", chỉ từ 10 đồng đến 50 đồng một chiếc.
Không mấy khó khăn để có thể tìm thấy cửa hàng chuyên kinh doanh đủ loại nhãn mác quần áo từ bình dân đến những thương hiệu lớn có tên tuổi như Nike, D&G, Levi’s, Bebe... Biển hiệu của cửa hàng chỉ vẻn vẹn dòng chữ “Khánh Tân, số 5 Hàng Bồ”, không một dòng chữ giới thiệu về mặt hàng kinh doanh, nhưng vẫn tấp nập kẻ mua người bán. Bước vào cửa hàng, đập vào mắt chúng tôi là những tủ kính, kệ gỗ và những túi bọc nhãn mác, lô gô của các hãng thời trang từ trong nước đến ngoài nước, từ những mác chỉ ghi chữ “fashion” đến những hàng hiệu đã nổi tiếng thế giới bày la liệt dưới sàn nhà.
Không một dòng chữ giới thiệu mặt hàng kinh doanh, nhưng vẫn tấp nập kẻ bán người mua |
Một cuộn mác gồm 500 chiếc của nhãn hiệu Levis's được nhân viên cửa hàng số 5 Hàng Bồ phát giá 70.000 đồng. Trong khi đó, loại mác phụ gắn trong áo đề dòng chữ "Made in Vietnam" chỉ có giá 50.000 đồng cho 500 chiếc. Giá nhãn mác được bán tùy theo từng thương hiệu lớn hay “bình dân”, tùy kích cỡ và chất liệu: loại mác áo hiệu bằng giấy Bebe có giá 30.000 đồng/cọc (200 chiếc), loại mác giấy Sport bản to có giá 60.000 đồng/ cọc (100 chiếc)… “Muốn mua mác xịn hơn thì phải đặt, thích mác nào, chất liệu nào cũng có”.
Theo quan sát của PV, khách thường xuyên mua ở đây là các xưởng gia công quần áo, mua mỗi lần với số lượng vài nghìn chiếc mác. Một số ít là chủ các shop thời trang đến đây chọn các loại mác có tên tuổi như D&G, Bebe, Zara, Nike… về đóng mác hàng hiệu trong shop.
Thật giả lẫn lộn
Những mác hàng hiệu y như thật được bày bán tại phố Hàng Bồ, cùng sự bắt chước tinh vi của những xưởng may quần áo gia công, những sản phẩm thời trang nhái thương hiệu nổi tiếng đang trà trộn vào các shop hàng hiệu. Đã có nhiều “Thượng đế” Việt Nam phải móc hầu bao của mình ra trả cho những hàng hiệu “made in gia công”.
Chị Nguyễn Thị Mỵ, chủ xưởng may gia công lớn cho biết “Tôi là khách hàng lâu năm nên chỉ cần gọi điện là người bán sẽ mang đến tận xưởng. Hôm nay do tiện đi qua, nên vào mua luôn. Giờ mua mác áo của thương hiệu nổi tiếng thế giới còn dễ hơn mua mớ rau, con cá. Rau, cá có khi phải chạy ra chợ mới mua được. Nhưng muốn mua mác các thương hiệu lớn từ Gucci, Prada hay Guess, Levi's, Mango... chỉ cần một cú điện thoại đặt hàng là xong". Theo chị Mỵ, một số quần áo đồ hiệu bán tại nhiều shop thời trang trên phố, nhiều khi cũng là hàng loại một nhập về từ xưởng may công nghiệp.
Phố hàng Bồ được mệnh danh là "Thiên đường" phụ kiện may mặc |
Dạo qua một số cửa hàng bán quần áo trên các tuyến phố Cầu Giấy, Chùa Bộc, Tôn Đức Thắng..., người mua sẽ hoa mắt trước vô vàn cửa hiệu mang biển "Made in Vietnam". Trong số những sản phẩm được bày bán, bên cạnh những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu là rất nhiều loại không có nhãn mác. Cũng không thiếu quần áo dán nhãn mác các hãng nổi tiếng nước ngoài như: Calvin Klein, Louis Vuitton, Puma... với giá "bèo" từ 150.000 - 500.000 đồng, đủ biết chất lượng đến đâu. Nhìn thoáng qua cũng biết là hàng "nhái" với chất lượng kém - chất vải bạc màu, đường may ẩu, logo không sắc nét... Sẽ không khó khăn lắm khi tìm thấy nhiều sản phẩm trên cổ áo gắn "Made in Vietnam", nhưng ở sườn áo vẫn còn nguyên nhãn mác "Made in China".
Không chỉ nhập hàng từ Trung Quốc, các cửa hàng còn nhập ngay từ những nơi may gia công trong nước. Hàng nhái thường được sản xuất dưới hình thức ăn theo các mẫu mã của những nhãn hiệu nổi tiếng thế giới như MNG, Limited Too, GAP, Levis... rồi may tại những cơ sở sản xuất nhỏ với số lượng lớn.
Việc nhái các thương hiệu nước ngoài ở Việt Nam không còn là chuyện mới. Hiện nay, sản phẩm bị nhái thường chia thành hai xu hướng, hoặc nhái cả kiểu dáng và nhãn mác, hoặc chỉ làm giả nhãn mác. Xu hướng thứ hai nhiều hơn, do giá nhãn mác quần áo thường rẻ. Người tiêu dùng vô hình chung rơi vào “mê hồn trận” khó mà phân biệt hàng thật- giả.
Khoảng 10h (ngày 8/3), Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV, CATP Hà Nội phối hợp với Đội QLTT số 14 bất ngờ kiểm tra và bắt quả tang một cơ sở chuyên sản xuất quần áo thể thao ở 103 khu tập thể H1, đường Hoàng Đạo Thành, phường Kim Giang (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đang làm hàng nhái nhãn hiệu Nike và một số nhãn hiệu có thương hiệu nổi tiếng khác.Tiến hành kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện hơn 500 bộ quần áo thể thao giả nhãn hiệu Nike, cùng một lượng lớn quần áo phông, đồng phục không có nhãn mác. Ngoài ra cơ quan chức năng còn thu giữ hàng nghìn nhãn mác mang nhãn hiệu Nike và Adidas. 相关文章
|
最新评论