Đó là nhận định của các đại biểu tại Hội thảo tổng kết Dự án "Hỗ trợ xây dựng quản lý rủi ro nông nghiệp thông qua liên kết công - tư” do Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) phối hợp với Cơ quan Hợp tác phát triển Quốc tế Tây Ban Nha (AECID) vừa tổ chức tại Hà Nội.
Đánh giá tại hội thảo các đại biểu cho rằng,áibảohiểmđểgiảmrủirochobảohiểmnôngnghiệlịch thi đấu giải thổ nhĩ kỳ Chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) theo Quyết định số 315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan: Số hộ tham gia bảo hiểm là hơn 304.000 hộ nông dân, tổ chức sản xuất nông nghiệp. Giá trị được bảo hiểm là hơn 7.740 tỷ đồng, trong đó giá trị bảo hiểm cây lúa là 2.151 tỷ đồng, vật nuôi là 2.731 tỷ đồng, thủy sản là hơn 2.800 tỷ đồng. Số tiền bồi thường là 712,9 tỷ đồng; doanh thu phí bảo hiểm là 394 tỷ đồng.
Tuy nhiên, quá trình triển khai thí điểm BHNN cũng bộc lộ những vướng mắc, hạn chế, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho rằng, đối tượng tham gia bảo hiểm còn hạn hẹp, chưa phù hợp với những trường hợp cụ thể.
Ông Lê Đức Thịnh, Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn cũng thừa nhận, triển khai BHNN vẫn còn hạn chế, “bảo hiểm cho cây lúa mới chỉ dành chủ yếu cho người nghèo, trong khi người nghèo quá đông. Bảo hiểm thủy sản, người dân chưa mặn mà tham gia”.
Đánh giá quá trình thí điểm BHNN tại Việt Nam, bà María Jose Pro, đại diện Cơ quan Bảo hiểm nông nghiệp Tây Ban Nha (AECID) cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến BHNN Việt Nam chưa thực sự thành công là do thiếu sự hợp tác chặt chẽ giữa Nhà nước và các công ty bảo hiểm, công ty tái bảo hiểm và người nông dân.
Để đưa BHNN phát triển rộng rãi, bà María Jose Pro cho rằng, Việt Nam cần xây dựng một khung pháp lý ổn định với tầm nhìn dài hạn, làm rõ vai trò của các bên tham gia. Đặc biệt, cần tăng cường ngân sách hỗ trợ để thu hút các bên tham gia như công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm để giảm rủi ro cho các đối tượng tham gia.
“Theo kinh nghiệm của Tây Ban Nha, Việt Nam nên xây dựng một cơ quan quản lý tái bảo hiểm và nếu Việt Nam xây dựng Luật Bảo hiểm Nông nghiệp, cần chú trọng vai trò của cơ quan tái bảo hiểm”, bà María Jose Pro nhấn mạnh.
Cùng với đó, Việt Nam tăng cường xây dựng các yếu tố đảm bảo bền vững cho BHNN đáp ứng nhu cầu của người dân, bởi nông dân là khách hàng cuối cùng của hệ thống BHNN. Theo đó, phải có các dữ liệu chính xác, nâng cao kỹ năng phân tích dữ liệu về kỹ thuật và thổ nhưỡng để đánh giá chuẩn mức độ rủi ro và mức phí bảo hiểm.
Phát biểu tại Hội thảo, đại diện Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết, hiện nay Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về việc tiếp tục thí điểm BHNN theo hướng tiếp tục thực hiện thí điểm BHNN đối với cây lúa, vật nuôi tại các tỉnh, thành phố theo Quyết định 315; mở rộng bảo hiểm trâu, bò cho các huyện tại tỉnh Hà Giang; dừng triển khai bảo hiểm thủy sản (tôm, cá). Thời gian thực hiện thí điểm từ năm 2015 đến hết năm 2017.
Theo đó, để chương trình BHNN được tiếp tục triển khai hiệu quả trong thời gian tới, các đại biểu cho rằng, Việt Nam cần xây dựng hệ thống BHNN phù hợp với địa phương, hộ nông dân và các ngành hàng cũng như đặc điểm địa lý của từng khu vực.../.
Theo Viện IPSARD, dự án Hỗ trợ xây dựng quản lý rủi ro nông nghiệp thông qua liên kết công – tư do Cơ quan Hợp tác Phát triển quốc tế Tây Ban Nha tài trợ, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và giao cho IPSARD triển khai thực hiện từ tháng 7/2013 đến tháng 11/2015. Mục tiêu chung của Dự án nhằm tăng cường năng lực về quản lý rủi ro trong nông nghiệp thông qua bảo hiểm, góp phần vào sự phát triển của bảo hiểm nông nghiệp có liên kết công-tư tại Việt Nam. |
Khánh Linh