【kqbd kawasaki】Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 đi trước một bước

  发布时间:2025-01-13 15:50:19   作者:玩站小弟   我要评论
Lãnh đạo tỉnh trao giấy chứng nhận đầu tư cho 31 doanh nghiệp, với 31 dự án, có tổng số vốn đầu tư 6 kqbd kawasaki。
Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 đi trước một bước
Lãnh đạo tỉnh trao giấy chứng nhận đầu tư cho 31 doanh nghiệp, với 31 dự án, có tổng số vốn đầu tư 620,53 triệu USD. Ảnh: Sơn Nam

Sẵn sàng cho bước phát triển mới

Phát biểu chào mừng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền nhấn mạnh: Quan điểm của Bình Phước, quy hoạch phải đi trước 1 bước. Thời gian qua cả hệ thống chính trị tỉnh Bình Phước đã dành nhiều tâm huyết, đồng tâm hiệp lực đóng góp xây dựng bản quy hoạch đảm bảo tích hợp toàn diện tiềm năng thế mạnh địa phương. Bản quy hoạch đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ toàn diện hài hòa các vấn đề kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh với tầm nhìn chiến lược, bền vững, đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ, sẵn sàng cho bước phát triển mới của địa phương.

Theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bình Phước đặt mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững vào năm 2030. Địa phương này kỳ vọng sẽ trở thành "điểm đến hấp dẫn" của vùng Đông Nam Bộ, với các chỉ tiêu phát triển ấn tượng.

Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân của Bình Phước đạt 9%, kinh tế số chiếm 30% GRDP. GRDP bình quân đầu người đạt 180 triệu đồng, tốc độ tăng năng suất lao động bình quân 7%/năm và tỷ lệ đô thị hóa đạt 50%.

Về chỉ tiêu tài chính, tỉnh phấn đấu đạt thu ngân sách 30.000 tỷ đồng và kim ngạch xuất khẩu 8 - 9 tỷ USD vào năm 2030. Song song với phát triển kinh tế, Bình Phước cũng đặt mục tiêu 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới và tỷ lệ đô thị hóa đạt 50%.

Để đạt được các mục tiêu trên, tỉnh xác định ba đột phá chiến lược. Thứ nhất là phát triển hạ tầng trọng điểm với các dự án như cao tốc TP.Hồ Chí Minh (HCM) - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành và sân bay chuyên dùng Hớn Quản. Thứ hai là tập trung phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ cùng với nông nghiệp công nghệ cao tập trung vào các sản phẩm chủ lực như cao su, điều, hồ tiêu và cây ăn trái. Thứ ba là đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, hiện đại hóa nền hành chính.

Với những định hướng phát triển toàn diện này, Bình Phước kỳ vọng sẽ trở thành "điểm đến hấp dẫn" của vùng Đông Nam Bộ, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước trong thập kỷ tới.

Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 đi trước một bước
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Sơn Nam

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đánh giá cao bản quy hoạch tổng thể của tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tỉnh đã đồng hành cùng doanh nghiệp trong xây dựng quy hoạch, trong xây dựng phát triển… có tiềm năng sức trẻ, không gian phát triển mới, sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư. Điều này được ví như “nàng tiên đẹp, quyến rũ” bị ngủ quên đã được đánh thức.

Theo Phó Thủ tướng, việc quy hoạch tỉnh Bình Phước là bước cụ thể hóa Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị, đã tạo ra không gian mới, tầm nhìn mới, khát vọng mới… tiềm năng đã được nhận diện, cần có sự đột phá để có bước đi nhanh, bền vững.

Do đó, tỉnh Bình Phước cần có cơ chế đặc thù để thu hút các nhà khoa học, nhà đầu tư, tư vấn chất lượng cao; phát triển theo hướng năng lượng xanh, sạch, kinh tế tuần hoàn, các bon thấp, đi đôi với chuyển đổi số. Nhà nước có vai trò chủ đạo, điều phối định hướng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Việc triển khai thực hiện quy hoạch cần phải đảm bảo hài hòa giữa vùng nông thôn với vùng đô thị, thương mại, dịch vụ, y tế, văn hóa xã hội.

Kết nối chuỗi sự kiện quan trọng

Trước đó, dự lễ khởi công nhà máy sản xuất sản lốp ô tô quy mô lớn nhất Việt nam đến thời điểm hiện tại. Dự án Nhà máy sản xuất lốp ô tô của Công ty TNHH HAOHUA (Việt Nam) được UBND tỉnh Bình Phước trao giấy chứng nhận đầu tư vào tháng 9 năm 2023 với tổng vốn đầu tư 500 triệu USD. Đến nay, sau hơn 1 năm triển khai, dự án đã hoàn thành và đi vào sản xuất. Nhà máy được xây dựng trên diện tích 43 ha thuộc Khu công nghiệp Minh Hưng - Sikico, công suất sản xuất 14,4 triệu lốp xe mỗi năm, mang lại doanh thu tối thiểu 770 triệu USD. Đây là dự án có suất đầu tư trên diện tích sử dụng đất rất cao, 11,6 triệu USD/ha, cao nhất hiện nay đối với các dự án FDI trên địa bàn tỉnh.

Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 đi trước một bước
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng đoàn đại biểu Trung ương đã tham dự lễ động thổ tuyến cao tốc TP HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành đoạn qua Bình Phước.Ảnh: Sơn Nam

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng đoàn đại biểu trung ương đã tham dự lễ động thổ tuyến cao tốc TP HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành đoạn qua Bình Phước, đồng thời công bố giai đoạn 2 của Khu công nghiệp Becamex – Bình Phước tại phường Minh Thành, thị xã Chơn Thành. Dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh (TPHCM) – Thủ Dầu Một – Chơn Thành là một phần quan trọng trong trục giao thông Bắc – Nam, kết nối Bình Dương và Bình Phước với các tuyến đường huyết mạch như Vành đai 2, 3, 4 TPHCM, cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành, các sân bay và cảng biển lớn. Tuyến đường được kỳ vọng không chỉ giảm tải giao thông mà còn tăng cường giao thương, phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

Đoạn cao tốc qua Bình Dương dài hơn 52 km, trong đó khoảng 6,5 km giữ nguyên hiện trạng, còn lại 45,6 km được xây dựng mới. Điểm đầu tuyến giao với Vành đai 3 TPHCM tại TP. Thuận An, điểm cuối tại ranh giới Bình Dương – Bình Phước. Tại Bình Phước, tuyến đi qua địa bàn dài gần 7 km với tổng kinh phí đầu tư 1.474 tỷ đồng, gồm 1.000 tỷ đồng từ ngân sách trung ương và phần còn lại từ ngân sách địa phương.

Giai đoạn 1 của dự án sẽ xây dựng tuyến cao tốc 4 làn xe, bề rộng nền đường 25,5 m, tốc độ thiết kế 100 km/h, kèm làn dừng khẩn cấp. Khi hoàn thiện, tuyến cao tốc sẽ mở rộng lên 6 làn xe. Toàn tuyến bao gồm 4 nút giao liên thông, 2 điểm ra vào, 26 cây cầu và các hầm chui đảm bảo lưu thông dân sinh.

Dự án được triển khai theo hình thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng BOT, với sự cam kết về nguồn vốn ngân sách địa phương. Đây là minh chứng cho sự hợp tác chặt chẽ giữa trung ương và địa phương nhằm phát triển hệ thống hạ tầng giao thông bền vững, hiện đại.

Hội nghị kết hợp trao giấy chứng nhận đầu tư cho 31 doanh nghiệp, với 31 dự án, có tổng số vốn đầu tư 620,53 triệu USD; trao biên bản ghi nhớ hợp tác giữa UBND tỉnh với 2 doanh nghiệp; trao thư quan tâm của UBND tỉnh cho 3 doanh nghiệp.

相关文章

最新评论