【bảng xếp hạng bóng đá hàn quốc】Ngân hàng hồ hởi báo lãi

Ngoại Hạng Anh 2025-01-10 21:23:59 2966

ngan hang ho hoi bao lai

Lợi nhuận các ngân hàng vẫn phụ thuộc chủ yếu vào tín dụng. Ảnh: ST.

Lãi tăng mạnh

ngan hang ho hoi bao lai
Các ngân hàng cần thực hiện nghiêm túc quy định của Ngân hàng Nhà nước trong Thông tư 06 về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn,ânhànghồhởibáolãbảng xếp hạng bóng đá hàn quốc đồng thời gia tăng nguồn thu từ dịch vụ để giảm phụ thuộc vào hoạt động cho vay, từ đó giảm rủi ro nợ xấu.
ngan hang ho hoi bao lai

Chuyên gia kinh tế Bùi Quang Tín:

Theo báo cáo tài chính quý I/2017 của Ngân hàng Quân đội (MBB) nguồn vốn huy động tiền gửi khách hàng trong kỳ giảm 12,4 nghìn tỷ đồng, tương đương 6,37% so với thời điểm đầu năm 2017, xuống còn 182,4 nghìn tỷ đồng. Huy động từ phát hành giấy tờ cũng chỉ tăng thêm khoảng 260 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng cho vay khách hàng cũng chỉ tăng nhẹ 0,44% so với đầu năm. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của MBB vẫn tăng trưởng đều ở các mảng. Cụ thể, thu nhập lãi thuần tăng mạnh 36% lên 2.406 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ cũng tăng gần gấp đôi lên 232 tỷ đồng. Nhờ đó, lợi nhuận trước thuế trong kỳ của MBB đạt gần 1.112 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. So với kế hoạch đề ra tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2017, hiện MBB đã hoàn thành được gần 25% kế hoạch cả năm 2017.

Lợi nhuận sau thuế của Eximbank trong quý I/2017 cũng cải thiện so với cùng kỳ năm trước, đạt 136 tỷ đồng, gấp 5,6 lần kết quả của quý I/2016. Cụ thể, theo báo cáo tài chính quý I/2017 của Eximbank, tính đến ngày 31/3/2017, dư nợ cho vay khách hàng của Eximbank đạt hơn 86.435 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ (gần 86.981 tỷ đồng). Tiền gửi của khách hàng đạt hơn 110 ngàn tỷ đồng, tăng 8%. Điều này khiến cho thu nhập lãi thuần của Ngân hàng giảm mạnh hơn 25% so với quý I/2016 xuống chỉ còn gần 690 tỷ đồng. Nhưng nhờ hoạt động dịch vụ và kinh doanh ngoại hối đều ghi nhận lãi gia tăng, cùng với chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro giảm đáng kể đã giúp ngân hàng gia tăng lợi nhuận. Cụ thể, chi phí hoạt động giảm 20% xuống 531 tỷ đồng, còn chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm hơn 60% xuống 133 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2017 của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) cũng ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt hơn 1.320 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.060 tỷ đồng; cùng tăng xấp xỉ 130% so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, thu nhập lãi thuần trong kỳ đạt gần 2.186 tỷ đồng, tăng trưởng 8%. Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh đạt 174 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước chỉ ghi nhận hơn 8 tỷ đồng. Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư cũng tăng gấp hơn 3 lần lên 448 tỷ đồng. Tương tự, lợi nhuận trước thuế quý I/2017của Sacombank cũng đạt trên 309 tỷ đồng, tăng 55% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 210 tỷ đồng, tăng gần 30%. Tại Ngân hàng Quốc tế (VIB), hoạt động kinh doanh cũng tăng trưởng ở hầu hết các khoản mục. Thu nhập lãi thuần tăng 16%, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 31% và thu từ mua bán chứng khoán đầu tư tăng 21%. Riêng hoạt động kinh doanh ngoại hối giảm do điều kiện thị trường không thuận lợi. Nhờ đó lợi nhuận sau thuế của ngân hàng đạt 126 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) hiện đang giữ vị trí quán quân về lợi nhuận trong khối các ngân hàng TMCP với mức lãi sau thuế đạt tới 1.537 tỷ đồng trong quý I/2017, tăng 77% so với cùng kỳ năm trước. Theo báo cáo tài chính quý I/2017 của VPBank, thu nhập lãi thuần trong kỳ của ngân hàng đạt 4.829 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ cũng tăng mạnh 74%, đạt 304 tỷ đồng; lãi thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư đạt 75 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ; lãi từ hoạt động khác cũng tăng trưởng trên 50%, lên mức 206 tỷ đồng.

Tương tự, nhiều ngân hàng khác như ACB, TPBank, LienVietPostBank cũng công bố mức lợi nhuận tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước.

Nợ xấu tăng theo

Cùng với sự tăng trưởng của lợi nhuận, tại nhiều ngân hàng, các khoản chi phí hoạt động, trích lập dự phòng cũng tăng khá cao. Con số nợ xấu cũng tăng tại một số ngân hàng. Điển hình như Ngân hàng MBB, chi phí hoạt động quý I/2017 ngốn tới 1.210 tỷ đồng, tăng 31% so với quý I/2016. Chi phí dự phòng cũng tăng mạnh 142%, lên mức 579 tỷ đồng. Trong đó, chi phí lương tăng tới 47%, lên mức 590 tỷ đồng, chiếm gần một nửa chi phí hoạt động của MBB. Tính đến cuối quý I/2017, nợ xấu của MBB là 2.020 tỷ đồng, chiếm 1,33% tổng dư nợ cho vay khách hàng. Trong khi hồi đầu năm 2017, số nợ xấu của ngân hàng là 1.987 tỷ đồng, chiếm 1,31% tổng dư nợ. Năm 2017, MBBank được ĐHĐCĐ giao duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 1,5%.

Tương tự, chi phí hoạt động trong kỳ của ngân hàng VPBank cũng tăng 40%, lên mức 1.797 tỷ đồng; chi phí dự phòng rủi ro cũng tăng 27%, lên 1.684 tỷ đồng. Nợ xấu của VPBank tại thời điểm cuối tháng 3/2017 là 5.325 tỷ đồng, chiếm 3,5% tổng dư nợ. So với hồi đầu năm 2017, số nợ xấu đã tăng thêm 1.055 tỷ đồng. Chi phí hoạt động quý I/2017 của Ngân hàng ACB cũng tăng 37% lên 1.473 tỷ đồng; chi phí dự phòng cũng tăng gấp 2,5 lần lên 607 tỷ đồng. Tổng số nợ xấu của ngân hàng đến cuối tháng 3 là 1.907 tỷ đồng, chiếm 1,08% trên tổng dư nợ, tăng so với mức 0,87% tại thời điểm cuối năm 2016.

Tại ngân hàng Eximbank, nợ xấu chiếm tỷ lệ xấp xỉ 3% với 2.589 tỷ đồng, tăng so với tỷ lệ 2,95% hồi đầu năm. Đáng chú ý, nợ có khả năng mất vốn chiếm tới 1.262 tỷ đồng, tăng 12%. Nợ có khả năng mất vốn của Techcombank cũng tăng từ 1.375 tỷ đồng hồi đầu năm lên hơn 1.500 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,57% lên 1,89%.

Chuyên gia kinh tế Bùi Quang Tín đánh giá, sự tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng trong quý đầu năm 2017 bắt nguồn từ 2 nguyên nhân. Thứ nhất là, lãi suất huy động trong kỳ giảm so với cùng kỳ năm trước do sự tăng trưởng của nguồn tiền không kỳ hạn. Thứ hai là, trong các tháng đầu năm 2017, các ngân hàng đã cho vay một số đối tượng như bất động sản, chứng khoán với mức lãi suất cao hơn. Qua đó giúp gia tăng lãi thuần trong kỳ. Ngoài ra, từ đầu năm đến nay có hiện tượng một số ngân hàng mua lại số nợ xấu từ VAMC nhằm chủ động trong công tác xử lý nợ. Sau khi xử lý xong, các ngân hàng này sẽ được hoàn nhập dự phòng, làm tăng lợi nhuận trong kỳ.

Tuy nhiên, để lợi nhuận bền vững, ông Tín cho rằng các ngân hàng cần thực hiện nghiêm túc quy định của Ngân hàng Nhà nước trong Thông tư 06 về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, đồng thời gia tăng nguồn thu từ dịch vụ để giảm phụ thuộc vào hoạt động cho vay, từ đó giảm rủi ro nợ xấu.

本文地址:http://game.marimbapop.com/news/443e297253.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

TP Lai Châu: 6 tháng đầu năm tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 43%

Tỷ giá USD, Euro ngày 29/11: Biến thể mới đe doạ, USD giảm giá

Nhãn hàng hóa trang thiết bị y tế nhập khẩu phải thể hiện những nội dung gì?

Sửa đổi chính sách để ngăn chặn gian lận xuất xứ

4 mẹ con tử vong ở Khánh Hòa: Người chồng không muốn tiếp xúc với ai

Điều kiện hưởng lương hưu năm 2022

Tổng cục Hải quan vô địch giải bóng đá thường niên Bộ Tài chính

Tỷ giá USD, Euro ngày 15/11: USD trong kỳ giảm giá

友情链接