【arsenal đá mấy giờ】Áp lực từ các biện pháp phòng vệ thương mại

 人参与 | 时间:2025-01-10 22:04:48
Áp lực từ các biện pháp phòng vệ thương mại

Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh phát biểu tại hội nghị cung cấp thông tin về phòng vệ thương mại dành cho các cơ quan báo chí. Ảnh: CTV

Tại hội nghị cung cấp thông tin về phòng vệ thương mại dành cho các cơ quan báo chí do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Công thương tổ chức ngày 19/11, các đại biểu cho rằng, trong những năm gần đây, số lượng các vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng để bảo vệ ngành sản xuất trong nước.

Áp lực gia tăng từ các biện pháp phòng vệ thương mại

Cùng với sự phát triển của thương mại toàn cầu, các biện pháp phòng vệ thương mại cũng thường xuyên được các quốc gia trên thế giới sử dụng. Các nền kinh tế có xuất khẩu càng lớn càng dễ trở thành đối tượng của các biện pháp phòng vệ thương mại. Trong khi đó, quy mô xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục được mở rộng nhờ thu hút các dự án FDI vào đầu tư sản xuất, và nguồn vốn đầu tư từ trong nước.

Theo đó, từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ước tính đạt gần 268 tỷ USD, tăng gần 17% so với cùng kỳ năm trước. Tháng 10/2021, kim ngạch xuất khẩu ước đạt hơn 27 tỷ USD, tăng 1% so với tháng trước và tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước.

Cả nước có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm hơn 92% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 63%. Với vị trí là trung tâm sản xuất, xuất khẩu lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu và sự tăng trưởng của nhiều ngành hàng xuất khẩu tỷ đô la Mỹ, các quốc gia ngày càng để mắt tới các nhóm hàng xuất khẩu từ Việt Nam để dựng hàng rào thương mại, bảo vệ ngành sản xuất trong nước.

Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, những năm gần đây, các vụ việc phòng vệ thương mại ngày càng gia tăng, nếu trước đây một năm chỉ một, hai vụ thì đến năm 2020, số vụ kiện hàng hóa xuất khẩu mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt là 39 vụ.

“Theo thống kê của chúng tôi, Hoa Kỳ chiếm tới 18% tổng số vụ việc mà hàng hóa xuất khẩu Việt Nam phải đối mặt. Hoa Kỳ cũng là chủ thể đi kiện nhiều trên thế giới. Với chúng ta, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn. Lượng hàng nhập vào Hoa Kỳ càng nhiều, nguy cơ bị kiện về phòng vệ thương mại càng cao”- bà Trang cho hay.

Trong bối cảnh Việt Nam tham gia ngày càng sâu rộng vào các FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới, các vụ việc phòng vệ thương mại gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ ngày càng nhiều hơn với tính chất phức tạp gia tăng.

23 vụ việc phòng vệ thương mại được điều tra

Ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công thương, nhìn nhận: “Sau quá trình thực thi các FTA, thì những bước tiến của chúng ta rất mạnh. Ví dụ như với thị trường Nhật Bản, từ tình trạng đang nhập siêu thì nay chúng ta đã có thể thương mại cân bằng. Đối với Ấn Độ, trước đây chúng ta nhập siêu rất nhiều từ nước này, khi thực thi FTA, doanh nghiệp Việt Nam thể hiện năng lực cạnh tranh nhất định”.

Theo ông Lương Hoàng Thái, hiện nay doanh nghiệp Việt Nam đã vươn lên vượt bậc và thậm chí xuất siêu sang Ấn Độ. “Các nước cũng tăng cường áp dụng ngày càng nhiều các biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp kỹ thuật để cản hàng của Việt Nam vì khả năng cạnh tranh của chúng ta đã tăng cao” - ông Thái cho biết.

Ông Lê Triệu Dũng - Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công thương thông tin, thông thường, phòng vệ thương mại đối với chống bán phá giá và chống trợ cấp thì áp dụng trong vòng 5 năm, phù hợp với WTO, có thể rà soát hàng năm.

“Đối với vấn đề tự vệ, vì các biện pháp không phải chống lại các hành vi cạnh tranh không bình đẳng, mà đây là chống lại nhập khẩu gia tăng đột biến thì biện pháp tự vệ có những điều kiện rất chặt chẽ, ví dụ áp dụng không quá 4 năm, mà nếu áp dụng từ 3 năm trở lên có thể bị các nước trả đũa, mà rà soát thì có hai hình thức: giữa kỳ và cuối kỳ… Đây là quy trình rà soát tương đối độc lập” – ông Dũng nói.

Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh khẳng định, phòng vệ thương mại là công cụ chính sách được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép các nước thành viên sử dụng, nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của hàng hóa nhập khẩu như bán phá giá hay nhận trợ cấp từ chính phủ; hoặc trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu tăng mạnh gây ảnh hưởng tới ngành sản xuất nội địa.

Theo ông Trần Quốc Khánh, việc cung cấp thông tin giúp các doanh nghiệp hiểu được các nguyên tắc, quy trình điều tra... đã giúp hàng hóa Việt Nam thoát được các công cụ phòng vệ thương mại, giảm được tổn thất cho doanh nghiệp và cả ngành hàng.

Đến thời điểm này, Bộ Công thương đã điều tra 23 vụ việc phòng vệ thương mại, gồm 15 vụ việc chống bán phá giá, 1 vụ việc chống trợ cấp, 6 vụ việc tự vệ và 1 vụ việc chống lẩn tránh biện pháp tự vệ với các sản phẩm thép, kính nổi, dầu ăn, bột ngọt, phân bón, màng BOPP, nhôm, ván gỗ, sợi, đường… để bảo vệ ngành sản xuất trong nước.

顶: 18276踩: 339